Trong qua trình nuôi con, các ông bố, bà mẹ luôn muốn mang tới cho con mình những gì tốt đẹp nhất, cũng như luôn cho con ăn những thực phẩm bổ đưỡng để hỗ trợ sự phát triển của con. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng cho con của mình ăn đúng cách và hiệu quả, cũng như đảm bảo vấn đề về sức khỏe cho con.
Nếu như không chú ý tới thành phần dinh dưỡng, độ tuổi...của con mà các bậc cha mẹ luôn cho con ăn như ý muốn của mình sẽ mang lại những kết quả không tốt cho sức khỏe của con mình. Nhiều trường hợp có thể xảy ra, trong đó nhiều trẻ bị dị ứng thực phẩm khi cha mẹ cho chúng ăn những món ăn không hợp với cơ địa của trẻ, mang tới những hệ quả không tốt.
Nhiều thực phẩm khi trẻ ăn vào sẽ gây dị ứng.
Dị ứng thực phẩm gây ra phản ứng gì?
Thông thường, hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể để giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi bị dị ứng, kháng thể sẽ phản ứng với một thành phần nào đó trong thực phẩm.
Những dấu hiệu bị dị ứng thực phẩm có thể xảy ra chỉ vài giờ sau khi trẻ ăn. Một trong những biểu hiện ban đầu là chảy nước mũi, da nổi mề đay ngứa ngáy, khô họng, khan tiếng, nhày mũi, nôn ói, đau bụng và tiêu chảy.
Nếu tình trạng chuyển biến trầm trọng, trẻ có nguy cơ bị hạ huyết áp, co thắt khí quản, trụy mạch, sốc phản vệ. Đôi khi, các triệu chứng này có khả năng dẫn tới tử vong.
Nhiều trẻ có thể tự hết chứng dị ứng sữa và trứng khi chúng trưởng thành. Tuy nhiên, ở một số trẻ, chứng dị ứng các loại cá, đậu, tôm có thể đeo bám chúng suốt đời.
Trứng
Hàng năm có khoảng 2,5% trẻ đang lớn bị dị ứng trứng.
Hàng năm có khoảng 2,5% trẻ đang lớn bị dị ứng trứng (chủ yếu là dị ứng với các protein trong lòng trắng trứng) gây phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, mẩn, ngứa. Ngoài ra, những bé bị dị ứng với trứng thường có nguy cơ mắc dị ứng mũi và hen suyễn. Do vậy, nếu bạn muốn, có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng nhưng phải đợi đến khi bé hơn 5 tháng tuổi.
Tùy theo tháng tuổi mà cho bé ăn trứng với số lượng khác nhau:
- Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần
- Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần.
- Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.
Sữa động vật (đặc biệt là sữa bò)
Dị ứng thường xảy ra với trẻ em uống sữa bò.
Dị ứng thường xảy ra với trẻ em uống sữa bò, đặc biệt là ở độ tuổi lên 6, mà biểu hiện là ngứa, nổi mề đay, tiêu hóa kém. Dị ứng sữa là phản ứng miễn dịch với protein sữa, khác với tình trạng không dung nạp lactose, trong đó cơ thể thiếu các enzim cần thiết để tiêu hóa lượng đường sữa. Trẻ em bị dị ứng với sữa phải tránh tất cả những sản phẩm từ sữa.
Dị ứng sữa là một trong những dạng dị ứng phổ biến ở trẻ nhỏ, chiếm khoảng 2,5%. Bé có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thở khò khè, phản ứng trên da (ngứa, nổi mề đay).
Dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa. Để khắc phục tình trạng dị ứng sữa ở trẻ, mẹ có thể làm sữa chua hoặc đun sôi sữa lên trước khi cho bé uống. Trong trường hợp trẻ vẫn tiếp tục bị dị ứng, tốt nhất nên dừng lại không cho trẻ uống sữa động vật nữa.
Hãy chăm con của bạn một cách khoa học nhất, lựa chọn cho con những thức ăn phù hợp có hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, để con bạn có được cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất nhé!
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]