Hãy xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 29
Em bé không ngừng phát triển. Những động tác cử động nhanh dần dần thưa thớt và thay vào đó là những cú đá, đấm…mạnh làm cho mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu và đôi khi đau đớn. Ở tuần trước, những phương pháp để tình số lần “múa võ” của bé đã được áp dụng và tuần này các mẹ hãy tiếp tục. Em bé sẽ đá khoảng 10 lần trong 2 tiếng đồng hồ. Nếu ít hơn số này, hãy gặp bác sĩ để tư vấn nhé các mẹ.
Em bé đang phát triển nhanh chóng vào thời điểm này và rõ ràng là em bé của bạn đang tiếp tục tăng cân. Điều này là do sự phát triển não nhanh chóng và bắt đầu từ tuần 28 cơ bắp và phổi cũng đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Bởi vì có rất nhiều phát triển và hoàn thiện xảy ra, trong cơ thể bé nên bà mẹ chắc chắn rằng đang dành nhiều thời gian nghi ngơi và bồi bổ cơ thể cho bé khỏe mạnh.
Những thay đổi của em bé theo từng ngày trong tuần thứ 29
Ngày thứ 197:
Tuần này là một bước ngoặt trong sự phát triển của em bé. Mặc dù nếu một em bé sinh ra ở giai đoạn này vẫn cần được giúp đỡ của máy cung cấp oxy. Phổi đã phát triển đến một mức độ cho phép em bé có thể sống sót bên ngoài tử cung.
Ngày thứ 198:
Hình ảnh này cho thấy một vị trí điển hình với một cánh tay giơ lên ở một bên khuôn mặt. Một đầu gối được nhìn thấy bên trái của hình ảnh với một vòng dây rốn ở trên nó.
Ngày thứ 199:
Hình ảnh này cho thấy mắt em bé dần dần hé. Các mí mắt đã tách ra và con ngươi có thể được nhìn thấy. Lông mày nhìn mất rõ và sẫm
Ngày thứ 200:
Chu kỳ ngủ-thức tại ngày càng ổn định hơn. Có rất nhiều các động tác mà bạn có thể cảm nhận được ngay cả khi bé đang ngủ.
Ngày thứ 201:
Nhiều em bé trông giống như ảnh siêu âm 3D với những hình ảnh đôi tai, môi hoặc mũi, rất dễ nhìn thấy. Từ bây giờ các bộ phận này ngày càng trở nên dễ nhận biết.
Ngày thứ 202:
Hình dáng bên ngoài của bé được hình thành đầy đủ nhưng bên trong vẫn còn rất nhiều hoạt động trong các cơ quan đang tiếp tục hoàn thiện ngay cả em bé được sinh ra, đặc biệt là của bộ não và phổi.
Ngày thứ 203:
Đây là cận cảnh cẳng chân của em bé. Những hình ảnh trước kia bạn từng mong chờ đang xuất hiện trong ảnh dưới đây.
Sự thay đổi của bà mẹ
Sắt rất quan trọng trong việc bổ sung nguồn cung cấp hồng cầu trong suốt thời gian mang thai. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 30 miligam sắt mỗi ngày. Chứng thiếu sắt rất thường thai ở những người phụ nữ mang thai nên bạn hãy thường xuyên kiểm tra nồng độ sắt trong máu. Nếu thiếu sắt, bác sĩ sẽ kê toa để bổ sung lượng sắt trong máu cho bạn.
Tổng cân nặng đã tăng từ khi mang thai đến thời điểm này nằm khoảng giữa 19 và 25 kg. Bài viết của tuần trước có đề cập về một số những khó chịu có liên quan đến tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Trong số đó, táo bón gây nên cảm giác khó chịu, đi tiêu không thường xuyên và rất khó khăn.
Dưới đây là một vài điều mà bạn có thể làm để giúp ngăn ngừa táo bón xảy ra hay loại trừ nó nếu bạn đang mắc phải:
Có chế độ ăn uống nhiều chất xơ bao gồm: trái cây, rau, ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, mận và cám.
Uống nhiều nước: Uống 10-12 ly nước mỗi ngày.
Tập thể dục thường xuyên: Đi bộ, bơi lội, và các bài tập vừa phải khác ba lần một tuần trong 20-30 phút mỗi lần có thể giúp kích thích ruột.
Giảm hoặc loại bỏ các chất bổ sung sắt.
Cùng đón xem Mang thai tuần thứ 30 để biết điều gì tiếp theo nhé!
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]