1. Tránh căng thẳng
Stress và căng thẳng tấn công cơ thể của bạn theo những cách đáng ngạc nhiên. Ở phụ nữ mang thai, stress có thể gây ra táo bón, đau lưng, mất ngủ, và thậm chí dẫn đến sinh non hoặc em bé nhẹ cân.
2. Ăn cho hai người
Rất nhiều mẹ bầu nghĩ rằng khi có em bé, bản thân họ phải ăn nhiều gấp đôi bình thường. Trong thực tế, bạn chỉ cần bổ sung thêm 200-400 calories mỗi ngày, tùy vào cân nặng của bạn trước khi mang thai cũng như giai đoạn của thai kỳ.
3. Tránh khói thuốc lá
Hút thuốc là vô cùng có hại cho thai nhi (cũng như cho chính mình), do đó, khi mang thai người mẹ cần hoàn toàn tránh khỏi khói thuốc lá, chứ không chỉ là không hút thuốc.
Khi mẹ hút thuốc, em bé sẽ bị thiếu oxy. Điều này có thể khiến em bé phát triển chậm hơn và tăng cân ít hơn. Khói thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn đến sinh non và các biến chứng khác khi mang thai.
4. Tránh tiếp xúc với phân mèo
Ký sinh trùng Toxoplasmosis có trong phân mèo có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi mặc dù không ảnh hưởng gì đến người mẹ. Do đó, nếu nhà bạn có nuôi mèo, bạn nên nhờ người khác dọn dẹp phân mèo hộ bạn. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tốt nhất bạn không bao giờ đến gần chất thải của tất cả các loại vật nuôi.
5. Tắm bồn, xông hơi và spa
Trong những tháng đầu của thai kỳ, bào thai trong bụng bạn sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể mẹ. Vì vậy những hoạt động như tắm bồn hay xông hơi có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng lên và kéo dài một khoảng thời gian có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Nghiên cứu cho rằng phụ nữ mang thai bị quá nóng từ xông hơi sẽ dễ khiến em bé bị dị tật thần kinh (khi não và cột sống phát triển không đúng).
Nhiệt độ bình thường của cơ thể dao động từ 36,1 đến 37,3 độ và thai phụ được khuyên không nên ở trong những môi trường làm nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 39 độ.
6. Tránh ăn cá có chứa thủy ngân
Một số loại cá có chứa thủy ngân trong các mô mỡ của họ như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá ngừ tươi, cá chẽm, và tilefish. Cá ngừ đóng hộp chứa ít thủy ngân, nhưng vẫn nên ăn điều độ. Khi một người phụ nữ mang thai tiêu thụ một lượng lớn thủy ngân, các em bé có thể bị tổn thương não.
Đối với những người thích cá trong các hồ nước và sông, bạn cần phải cẩn thận của cá có chứa chất gây ô nhiễm công nghiệp gọi là biphenyl đã polyclo hóa (PCBs) trong mô mỡ của chúng. Phụ nữ mang thai tiêu thụ một lượng lớn PCBs sẽ làm giảm trí nhớ, giảm sự chú ý, và chỉ số IQ ở trẻ sơ sinh của họ.
7. Không sử dụng các đồ uống chứa cồn, caffeine
Khi bạn uống các thức uống có cồn, một lượng nhất định sẽ thông qua nhau thai mà chuyển đến bào thai. Vì vậy, các thai phụ được khuyên không nên uống các đồ uống chứa cồn. Hiện nay vẫn chưa có số liệu cụ thể chứng minh nồng độ cồn an toàn cho thai phụ và em bé là ở mức nào, nên bạn hãy nhớ kiêng rượu bia trong suốt quá trình mang thai nhé!
Khi mang thai, các bà bầu được khuyên nên hạn chế dùng các loại đồ uống chứa chất caffeine như trà hay cà phê. Nồng độ an toàn dành cho các bà bầu là 200mgs một ngày. Một ly cà phê phin thông thường chứa khoảng 130mgs. Nhưng cho dù vậy, tốt nhất bạn vẫn nên tránh dùng các loại thức uống này. Các loại thức uống có ga hay nước tăng lực cũng là thứ đồ uống bà bầu nên tiết chế. Nếu thèm, bạn có thể uống loại không đường.
8. Massage bằng dầu thơm
Massage khi mang thai rất có lợi vì nó giúp bạn thư giãn, giảm bớt các chứng đau nhức liên quan đến thai kỳ. Tuy nhiên, có một số loại tinh dầu để sử dụng khi massage lại không tốt cho mẹ bầu, cụ thể nó có thể gây sảy thai hoặc động thai. Một số loại dầu có thành phần như juniperberry có thể kích thích các cơn co thắt tử cung, gây nguy cơ sinh non. Theo các nhà khoa học, các loại dầu từ cam, quýt luôn an toàn với mẹ bầu bạn nhé. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia.
9. Đi giày cao gót
Chưa có bằng chứng khoa học khẳng định đi giày cao gót ảnh hưởng đến thai nhi tuy nhiên một thực tế có thể thấy là việc mẹ bầu đi giày cao gót rất dễ có nguy cơ bị ngã. Điều này là vvoo cùng nguy hiểm. Thêm nữa, đi giày cao gót sẽ làm tăng nguy cơ đau lưng, đau hông – những bệnh lý này vốn đã phổ biến trong thai kỳ. Vì vậy, tốt hơn hết mẹ bầu hãy tránh xa giày cao gót và chỉ nên sử dụng giày bệt từ 2-3 phân.
10. Nhuộm tóc
Theo các nghiên cứu khoa học, các hóa chất nguy hiểm trong thuốc nhuộm tóc có thể gây hại cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trường hợp xấu chỉ xảy ra khi bạn tiếp xúc với một liều lượng lớn. Nguy cơ này dễ xảy ra nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, để an toàn cho thai nhi, chị em nên kiềm chế mong muốn làm đẹp hết 3 tháng đầu nhé. Khi sử dụng thuốc nhuộm tóc, bạn nên chú ý chọn loại thuốc có thành phần từ thiên nhiên
11. Sơn nhà
Trong sơn có chứa dung môi và hóa chất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Nghiên cứu chỉ ra rằng mẹ bầu tiếp xúc nhiều với sơn khiến thai nhi có khả năng bị gastroschisis (chứng hở thành bụng). Tuy nhiên, nguy cơ chỉ xảy ra khi mẹ tiếp xúc quá nhiều.
Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường sơn sửa lại nhà cửa chuẩn bị đón con yêu. Vì vậy để an toàn nhất, chị em nên hạn chế tiếp xúc với sơn và để anh xã làm giúp những việc này nhé. Bạn cũng nên đeo khẩu tranh để tránh hít phải mùi sơn.
12. Tránh thuốc không theo đơn, bao gồm cả Aspirin
Trong thời gian thai nghén, khi dùng bất kì loại thuốc nào, sản phụ cũng phải dùng theo chỉ định và theo đơn của bác sĩ, tránh tự tiện mua thuốc dùng mà không hỏi ý kiến và sự chấp thuận của bác sĩ. Bởi tất cả những gì mẹ ăn uống đều đi qua nhau thai và đi vào em bé trong bụng. Rất nhiều loại thuốc không tốt và thậm chí bị cấm chỉ định dùng vì không tốt cho em bé.
Theo Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]