Tháng đầu tiên trứng thụ tinh: Sợ nóng
Mang thai tháng đầu tiên các bà mẹ cần chú ý trứng thụ tinh rất sợ nóng. Tinh trùng và trứng gặp nhau kết thành trứng thụ tinh, các bộ phận trong cơ thể như tim, phổi, thận bắt đầu hình thành.
Lúc này, bà bầu đặc biệt chú ý rời xa môi trường nhiệt độ cao, ví dụ như bồn tắm nước nóng, phòng xông hơi, đồng thời tránh bị sốt cao nếu không sẽ dễ tăng nguy cơ mắc các bệnh về hệ thần kinh của thai nhi.
Tháng thứ 2: Sợ thuốc
Mang thai tháng thứ 2, phôi thai tiếp tục phát triển trở thành thai nhi. Lúc này, bà bầu bắt đầu có cảm giác không thoải mái như toàn thân mệt mỏi, khẩu vị kém. Thời kỳ này rất kỵ uống thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc khác, bởi vì uống thuốc sẽ tăng nguy cơ trẻ chào đời bị bệnh bẩm sinh, đặc biệt là các khiếm khuyết về tim hoặc bệnh tim.
Tháng thứ 3: Sợ thuốc lá, rượu
Trong tháng thứ 3 này trẻ đã có nhịp tim, bắt đầu phát triển nhanh. Rất nhiều bà mẹ có phản ứng nôn ọe nặng trong 3 tháng đầu mang thai vì nghén, vì thế lúc này nên ăn nhiều ngũ cốc, tránh rượu, thuốc lá, thực phẩm chứ nhiều dầu mỡ hay lượng đường cao.
Rượu quá nhiều làm thai nhi phát triển chậm, thần kinh bất thường, dị dạng, tổn thương trí tuệ, trí não tổn thương.
Rượu quá nhiều làm thai nhi phát triển chậm, thần kinh bất thường, dị dạng, tổn thương trí tuệ, trí não tổn thương. Hút thuốc làm cho trọng lượng thai nhi bị thiếu so với chuẩn, có nguy cơ sinh non. Vì vậy thuốc lá và rượu là 2 kẻ thù lớn nhất của thai nhi, các bà bầu nhất định không được đụng vào, đồng thời cố gắng tránh xa những người hút thuốc lá.
Tháng thứ 4: Sợ tiếng ồn quá lớn
Đến tháng thứ 4, thai nhi có thể nghe được nhịp tim của mẹ và âm thanh bên ngoài, có thể cho trẻ nghe những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng. Đương nhiên, bà bầu cần tránh môi trường ồn ào trong thời gian dài, tốt nhất không nên tiếp xúc với những người nói to lớn tiếng, nơi đông đúc, công trường thi công vì lúc này là thời kỳ thai nhi hình thành thính lực, cần đặc biệt chú ý.
Tháng thứ 5: Sợ dinh dưỡng không đủ
Đến tháng thứ 5, thai nhi bắt đầu có những “động tác nhỏ”, bắt đầu mọc lông. Bà bầu nên tăng thêm khoảng 300 calo trong các bữa ăn thường ngày. Nếu ăn uống thiếu chất có thể khiến thai nhi hấp thụ dinh dưỡng không đủ, gây nhiều chướng ngại cho sự phát triển, trí lực tổn thương.
Một số bà bầu lại chỉ thích ăn một vài món yêu thích, do đó có thể làm cho thai nhi thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của con. Ví dụ, acid folic không đủ có thể làm cho ống thần kinh thai nhi khiếm khuyết. Vì vậy, bà bầu cần chú ý phối hợp bữa ăn hợp lý, chú trọng cân bằng dinh dưỡng.
Tháng thứ 6: Sợ tia bức xạ
Đến tháng này, đặc điểm trên khuôn mặt của trẻ đã cơ bản hình thành, trẻ còn có thể đưa ra phản ứng với những âm thanh ồn ào bên ngoài, bụng của bà bầu đã hiện to rõ rệt vì vậy không nên “yêu” quá nhiều.
Lúc này, các bà bầu hãy cẩn thận với các tia bức xạ xung quanh mình, ví dụ chụp X-quang, màn hình máy tính… có thể làm bà bầu sẩy thai hoặc thai nhi dị tật, trí não phát triển chậm.
Tháng thứ 7: Thai nhi sợ mẹ căng thẳng
Vào tháng thứ 7, thai nhi đã có thể mở mắt trong một quãng thời gian ngắn, cũng có thể hoạt bát, thường xuyên động tay động chân. Lúc này nỗi sợ lớn nhất của thai nhi là người mẹ căng thẳng. Nếu bà bầu có áp lực quá lớn hoặc tâm trạng căng thẳng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các bà bầu hãy cố gắng thư giãn, nghỉ ngơi, giữ tâm trạng thoải mái, tránh hết sức gây bất cứ tổn hại nào cho thai nhi.
Tháng thứ 8: Thai nhi sợ mẹ mệt mỏi
Đến tháng này, bộ não của trẻ nhanh chóng phát triển, đa phần các bộ phận trong cơ thể đã phát triển chín muồi, bụng bà bầu to rõ rệt, cơ thể nặng, hoạt động không thuận tiện, có lúc còn sưng phù chân và huyết áp tăng cao.
Lúc này đã gần đến ngày lâm bồn, thai nhi sợ nhất là mẹ mệt mỏi quá độ. Bà bầu nên cố gắng giảm bớt lao động thể lực, không nên làm việc nặng và cúi khom người, có thể làm một số việc nhà nhẹ và chậm rãi đi bộ nhiều.
Tháng thứ 9: Thai nhi sợ mẹ lo lắng
Cuối cùng cũng đến tháng thứ 9, rất mong các bà bầu nghỉ ngơi đầy đủ, toàn tâm chuẩn bị cho trẻ chào đời. Tháng này thai nhi đang cảm nhận những thời khắc có ý nghĩa, tốt đẹp sau cùng trong cơ thể mẹ, vì vậy các bà bầu không được lo lắng.
Lúc này, điều quan trọng nhất là kiên nhẫn. Sau khi trải qua hơn 9 tháng mang thai, bà bầu không nên lo lắng, nôn nóng việc sinh sớm, sinh muộn mà nên an tâm chờ đợi sinh mạng mới ra đời.
10. Mẹ bị dị ứng thức ăn cao
Một tỷ lệ cao trẻ em hiện đại bị mắc các chứng dị ứng có liên quan chặt chẽ đến di truyền. Những người mẹ bị dị ứng thức ăn quá nhiều khi mang thai có thể khiến cho các thai nhi bị mắc chứng dị ứng khi sinh ra cao hơn so với những người mẹ bình thường khác.
11. Thú cưng trong nhà
Vật nuôi trong nhà, đặc biệt là phân mèo có thể truyền nhiễm Toxoplasma gondii cho thai phụ khi gần gũi. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm Toxoplasma gondii thì thai nhi có nguy cơ dễ bị dị tật, chậm phát triển trí não.
Biện pháp đối phó: Do Toxoplasma gondii dễ được lan truyền từ phân mèo nên gia đình nên làm vệ sinh sạch sẽ trong nhà, đồng thời chú ý làm sạch tay sau khi gần gũi với vật nuôi.
Ngoài mèo, chó, một số người có vật nuôi đặc biệt, chẳng hạn như chuột vàng, chim,..., về nguyên tắc, nếu bạn vẫn muốn nuôi thì công việc vệ sinh, làm sạch nên giao cho các thành viên khác trong gia đình. Tốt hơn hết là ngừng nuôi vật nuôi trong thời gian mang bầu.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]