Ăn vì chất, không vì lượng
“Ăn cho 2 người” là câu cửa miệng quen thuộc của rất nhiều mẹ bầu. Vì con, nhiều mẹ sẵn sàng ăn gấp đôi, gấp 3 lượng thức ăn bình thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực như: nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, sinh non, nguy cơ sinh mổ do thai quá lớn… Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ trẻ mắc bệnh béo phì trong những năm đầu đời và cân nặng của mẹ trong thai kỳ.
Thực tế, thay vì tập trung vào số lượng, chế độ dinh dưỡng khi mang thai nên đi sâu vào chất lượng thực phẩm. Mẹ bầu nên cố gắng duy trì một thực đơn giàu dinh dưỡng, đảm bảo 4 nhóm chất quan trọng.
Bổ sung sắt
Theo các nghiên cứu cho thấy, việc các bà bầu xác định được vai trò của sắt với sức khỏe bà bầu đúng đắn, sẽ tránh được rất nhiều nguy cơ không hay xảy ra trong quá trình mang thai. Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, các bà bầu còn có thể bổ sung sắt cho cơ thể bằng cách uống viên sắt ngay từ lúc mới bắt đầu mang thai, trong suốt thai kỳ và sau khi sinh một tháng.
Thịt đỏ chứa nhiều chất sắt
Nhu cầu sắt đối với một người bình thường là 12-15 mg mỗi ngày, với phụ nữ mang thai thì cần gấp rưỡi lượng sắt này. Tuy nhiên, bạn không cần đặt mục tiêu đạt được lượng sắt như vậy mỗi ngày, thay vào đó, bạn cần ăn và chia trung bình cho cả tuần hoặc một vài ngày. Các loại thức ăn chứa nhiều chất sắt là gan, tim, bầu dục, thịt nạc, thịt bò, trứng, rong biển, đậu nành, mộc nhĩ đen. Ngoài ra, cần ăn rau quả tươi để tăng cường khả năng hấp thụ sắt nhờ tăng lượng vitamin C.
Thực đơn không thiếu cá
So với protein từ thịt, nguồn protein từ cá có thành phần a-xít amin cân đối, tổ chức liên kết ít và phân phối đều hơn nên cá dễ tiêu hơn. Ngoài ra, cá còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể, nhất là nguồn omega-3, rất có lợi cho sự phát triển trí não của thai nhi, tạo tiền đề phát triển trí thông minh, bộ nhớ, kỹ năng vận động và ngôn ngữ cho trẻ trong suốt những năm đầu đời.
Cũng vì lý do này, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo mẹ bầu nên duy trì thực đơn dinh dưỡng từ 1-2 bữa cá/ tuần, tương đương 300 – 400 gram/ tuần. Tuy nhiên, bạn nên tránh những loại cá nước biểu sâu, bởi chúng có hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Tập trung vào chất xơ
Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc vừa giúp ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, vừa giúp mẹ cảm thấy no và không ăn quá nhiều. Hơn nữa, thực phẩm giàu chất xơ cũng thường đi kèm với nhiều loại vitamin, khoáng chất và phytochemical rất cần thiết cho sự phát triển của bé cưng. Cố gắng bổ sung ít nhất 25 miligam đến 35 miligam chất xơ mỗi ngày, mẹ bầu nhé!
Bổ sung đầy đủ acid folic
Khi phát hiện có thai mới bắt đầu đảm bảo đủ khẩu phần ăn có 400mcg acid folic thì đã chậm mà nhất thiết nồng độ acid folic phải đảm bảo đủ cao vào thời điểm mang thai. Vì vậy, điều quan trọng là phải bổ sung đủ acid folic trước khi thụ thai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ acid folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai.
Cơ quan y tế của một số nước như: Mỹ, Anh, Canada đã khuyến nghị: cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng có đủ 400mcg acid folic/ngày cho tất cả phụ nữ độ tuổi sinh đẻ bằng các thực phẩm có tăng cường acid folic.
Acid folic có nhiều trong rau lá xanh như: súp lơ xanh, cải làn; trong các loại hạt như: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt. Đặc biệt, acid folic có nhiều trong gan gia súc và gia cầm... Chỉ cần kết hợp hài hòa sản phẩm tự nhiên nêu trên, phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng thiếu hụt acid folic cho cơ thể.
Bổ sung canxi
Phụ nữ mang thai nếu không có bệnh lý gì thì dùng thuốc có canxi loại nào cũng được. Một số thức ăn chứa nhiều canxi hơn cả như: cua đồng (5.040mg%, tức là có 5.040mg canxi trong 100g cua); tôm đồng (1.120mg%); sữa bột (939mg%), sữa bò và dê tươi (147mg%). Trong các loại thức ăn thực vật thì vừng (1.200mg%), rau cần (325mg%), cà rốt (323mg%) sữa bột đậu nành (224mg%)...
Thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao
Tuy vậy không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể hấp thu được hết. Tùy theo loại thức ăn, tùy cơ thể mỗi người, tùy thành phần của phospho và vitamin D mà sự hấp thu canxi nhiều hay ít. Ở phụ nữ mang thai, việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không kiêng khem vô lý, chọn lựa thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả mẹ và thai.
Hạn chế caffeine và đồ ăn nhanh
Thức ăn nhanh như thực phẩm chiên rán chứa một lượng phèn chua nhất định, có thể gây hại cho não của thai nhi, làm não thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ mắc hội chứng Down. Thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, cá hun khói … được chế biến và tiếp xúc qua than gỗ, nhiên liệu đốt này phát ra chất độc ô nhiễm hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Cho đến nay, các kết quả nghiên cứu vẫn chưa thống nhất rằng caffeine có ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh hay không. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh từ những phụ nữ mang thai uống hơn 500mg caffeine/ngày có nhiều khả năng thở nhanh, nhịp tim nhanh và ít ngủ trong vài ngày đầu mới chào đời. Một lượng nhỏ càphê được tiết vào sữa mẹ. Do vậy, phụ nữ cho con bú nên hạn chế dùng caffeine. Trẻ sơ sinh của những bà mẹ uống 2 - 3 tách cà phê trong ngày có thể trở nên cáu gắt hoặc khó ngủ.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]