Sứa giả là có màu trong suốt, không vị, rất dai (thậm chí dùng tay kéo căng cũng không đứt). Sau khi cho vào nước, độ dai của thứ hàng gia công này có thể ví như…băng dính!
Báo VnExpress dẫn nguồn tin cho biết, cảnh sát Trung Quốc vừa triệt phá hai xưởng sản xuất sứa giả và ước tính hơn 10 tấn hàng có thể đã len lỏi vào các chợ thực phẩm địa phương, đến tay người tiêu dùng.
Cảnh sát thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra, cho biết ban đầu họ phát hiện một cơ sở do ông Yuan, người sản xuất và bán sứa giả tại chợ, điều hành.
Theo BBC, trong gần một năm đi vào hoạt động, cơ sở này lãi hơn 170.000 nhân dân tệ (26.000 USD) nhờ việc sản xuất hàng giả. Cảnh sát đã tịch thu hơn 150 kg sứa nhân tạo tại chợ.
Ông Yuan sau đó đã dẫn các nhà điều tra đến một xưởng chế biến lớn hơn tại thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, do ông Jia quản lý. Ông Jia là "thầy" đã dạy cho ông Yuan cách làm sứa giả. Tại đây, cảnh sát tịch thu thêm một tấn sứa.
Trong vòng một năm, ông Jia và đồng bọn có khả năng sản xuất hơn 10 tấn sứa giả với lợi nhuận hơn 100.000 nhân dân tệ.
Sứa giả tẩm hóa chất độc hại còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí phá hỏng hệ thần kinh, tăng nguy cơ thiểu năng ở trẻ nhỏ, suy nhược thần kinh ở người lớn và bệnh Alzheimer đối với người cao tuổi. (Ảnh minh họa).
Ông Yuan khai rằng sứa giả được làm bằng cách trộn lẫn 3 hóa chất là axit alginic, phèn amoni và canxi colorua khan. Thử nghiệm cho thấy chúng còn chứa một hàm lượng aluminium lên tới 800 mg/kg, gấp 8 lần giới hạn cho phép ở Trung Quốc.
Sau khi thành phẩm, hàm lượng nhôm trên 1 kg sứa lên tới 800 mg, vượt 8 lần giới hạn an toàn ở Trung Quốc. Ban an toàn thực phẩm thuộc cảnh sát Hồ Châu cho biết lượng aluminium lớn có thể gây tổn hại xương, thần kinh và trí nhớ, đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già.
Báo Chất lượng Việt Nam thông tin thêm, bình thường, để nuôi được 0,5 kg sứa đến lúc thành phẩm phải mất 40 ngày, với giá bán buôn trung bình từ 100.000 - 130.000đ. Trong khi đó, sứa nhân tạo có giá rẻ hơn 1 nửa bởi sản xuất ít tốn thời gian.
Theo nhận định từ các chuyên gia sức khỏe Trung Quốc, việc ăn quá nhiều loại sứa kém chất lượng này còn gây ra cơ số những nguy hại đối với sức khỏe. Trong sứa giả, Alginate là một chất phụ gia làm đông ít gây nguy hại. Tuy nhiên, chất này lại chứa nhiều cellulose. Nếu hấp thụ quá nhiều cellulose lại ảnh hưởng không nhỏ tới hàm lượng các chất dinh dưỡng khác.
Thành phần làm sứa giả có chứa amoni nhôm sulfat. Khi cơ thể phải tiếp nhận lượng nhôm quá lớn, việc hấp thụ canxi và sắt sẽ bị suy giảm, hậu quả kéo theo đó là thiếu máu, loãng xương. Về lâu về dài, toàn bộ khung xương có thể bị tổn hại mà khó lòng chữa trị, phục hồi.
Đặc biệt, sứa giả tẩm hóa chất độc hại còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí phá hỏng hệ thần kinh, tăng nguy cơ thiểu năng ở trẻ nhỏ, suy nhược thần kinh ở người lớn và bệnh Alzheimer đối với người cao tuổi.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, nguy cơ sứa giả với thị trường nước ta không cao, giá thành của loại sứa giả này khi vận chuyển về đến nước ta cũng đắt ngang với loại sứa thật. Trong trường hợp đó, tiểu thương sẽ chẳng có lý do gì để nhập sứa giả về bán cho khách hàng của mình.
Mặt khác, dù người dân Trung Quốc khoái khẩu món sứa biển, nhưng ở nước ta, nhu cầu không lớn. Sứa chủ yếu được nhập vào các nhà hàng, nhưng cũng chỉ là các món phụ. Trữ lượng sứa đánh bắt và nuôi như hiện tại đủ khả năng cung cấp cho thị trường trong nước với giá thành ở mức trung bình, dao động khoảng 70.000đ/kg sứa muối, nộm sứa có giá 160.000đ/kg.
Tuy nhiên, với tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay, cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người tiêu dùng vẫn nên thận trọng với các loại hàng hóa thẩm lậu vào thị trường Việt Nam đặc biệt là những thực phẩm mất an toàn và không rõ nguồn gốc.
Bên trái là sứa giả có màu trong suốt, bên phải là sứa thật với màu vàng nhạt. (Ảnh: nguồn Health People).
Cách phân biệt sứa thật và sứa giả
Báo Trí thức trẻ dẫn nguồn tin cho biết, đứng trước tình trạng "thật giả lẫn lộn", trang Health People tại Trung Quốc đã đưa ra hướng dẫn giúp người tiêu dùng phân biệt sứa thật và sứa giả.
Theo đó, đặc điểm nổi bật của sứa giả là có màu trong suốt, không vị, rất dai (thậm chí dùng tay kéo căng cũng không đứt). Sau khi cho vào nước, độ dai của thứ hàng gia công này có thể ví như…băng dính!
Ngược lại, sứa thật có màu trắng hoặc vàng nhạt, đồng thời có mùi của nước biển. Cần lưu ý thêm rằng, sứa chất lượng sẽ không xuất hiện các vết ban đỏ hoặc bùn, cát.
Không chỉ vậy, sứa thật còn có hương vị thơm ngon, lại rất giòn, không bị cứng, không quá dai, khi nhai còn phát ra âm thanh sần sật.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]