Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng (Thứ 2 từ phải sang) và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu (thứ hai từ trái qua) chủ trì hội nghị
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh: Sự ra đời của Thông tư liên tịch số 30 đã tạo cơ sở pháp lý, khẳng định và tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp giữa ngành Tư pháp và ngành GD&ĐT với nội dung, cơ chế phối hợp thống nhất từ Trung ương đến địa phương, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến GD pháp luật (PBGDPL) trong nhà trường.
Mục tiêu của Hội nghị nhằm đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện kết quả đạt được sau 3 năm triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 30. Đặc biệt chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất các giải pháp để thự hiện tốt hơn Thông tư này, đáp ứng yêu cầu triển khai luật PBGDPL và nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường.
Thực tế, Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp đã triển khai phối hợp 6 nội dung căn bản: Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng chương trình, kế hoạch; Phối hợp xây dựng và sử dụng đội ngũ GV, giảng viên, báo cáo viên PBGDPL trong nhà trường; Phối hợp biên soạn chương trình, giáo trình, SGK, tài liệu, xây dựng danh mục các thiết bị phục vụ công tác PBGDPL; Xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật; Tổ chức thi HSG, GV giỏi môn GDCD, môn pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường; Phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác PBGDPL.
Chính sự phối hợp chặt chẽ của hai bộ ngành nên 3 năm qua, ở cấp Trung ương, Bộ GD&ĐT đã bồi dưỡng cho 850 GV cốt cán dạy GDCD cấp THCS và THPT của 63 tỉnh, thành; 1.500 GV cốt cán trường TCCN; 150 GV, giảng viên tham gia giảng dạy thí điểm nội dung pháp luật, phòng chống tham nhũng trong nhà trường; 1.500 cán bộ phụ trách công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật các Sở, trường; 750 cán bộ quản lý cốt cán; 350 cán bộ phục trách GD dân tộc...
Tuy nhiên, để công tác phối hợp giữa hai bộ ngành đạt hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, nhiều đại biểu đề xuất khi PBGDPL trong nhà trường cần cụ thể phạm vi, giới hạn, cách tiếp cận được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể; Việc PBGDPL nội dung gì? Bao nhiêu là đủ và áp dụng cụ thể cho đối tượng HS nào?
Do đó rất cần có chuyên đề cụ thể, có sự chọn lọc phù hợp với từng đối tượng học sinh từ mầm non đến sinh viên các trường ĐH.
Theo Giaoducthoidai
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]