Ngày 21/8, bài viết của một nữ giáo viên tiếng Anh có nickname Linh Nguyễn bày tỏ sự khó hiểu với lý lịch về bằng cấp của cô giáo Phan Kiều Trang (27 tuổi, quê Sóc Sơn). Cô Trang hiện là giảng viên kiêm Founder và CEO của trung tâm tiếng Anh Elight, người đã khóc và xin lỗi học viênsau khi bị thầy giáo người Mỹ chê phát âm sai..
Dân mạng chia sẻ về nghi vấn về việc mạo nhận bằng cấp của nữ giáo viên khóc trong clip bị chê phát âm sai. Ảnh chụp màn hình. |
Theo người này, một số bài báo phỏng vấn và website của trung tâm tiếng Anh Elight ghi cô giáo Phan Kiều Trang nhận học bổng Endeavour của chính phủ Australia năm 2013.
Bài viết giới thiệu nữ giảng viên này là một trong 5 học sinh ở Việt Nam nhận học bổng của Endeavour Exchange for International Student học ở trường Victoria.
Trong danh sách học viên nhận học bổng toàn phần của Endeavour năm 2013 được công khai không hề có tên cô giáo Kiều Trang. Ảnh chụp màn hình. |
Nhiều du học sinh từng du học tại Australia nhận định học bổng của ĐH Victoria liên kết với ĐH Hà Nội mà Kiều Trang nhận được chỉ là trợ cấp giáo dục tài chính một phần cho sinh viên. Nó hoàn không có nhiều giá trị như học bổng Endeavour Awards.
Theo Top Universites, Đại học Victoria xếp thứ 30 tại Australia và nằm trong khoảng 651 đến 700 của thế giới. Theo một số du học sinh tại Australia, Đại học Victoria không phải là trường được đánh giá cao. Thậm chí, một số người ví đại học này giống như “trường làng” vì xếp hạng quá thấp.
Theo thông tin giới thiệu trên trang web và video, sau thời gian du học, Phan Kiều Trang mở Trung tâm Elight. Kênh YouTube dạy tiếng Anh của trung tâm này đạt 49 triệu lượt xem.
Cô Trang có gần 200 bài giảng tiếng Anh miễn phí trên Youtube. Nữ giáo viên từng nổi tiếng với ước mơ dạy tiếng Anh miễn phí cho một triệu người Việt.
Chúng tôi đã liên hệ với cô Phan Kiều Trang nhưng hiện tại chưa nhận được thông tin phản hồi.
“Ở Australia cũng như Mỹ, ngoài thứ hạng trong nước, việc xem xét, đánh giá các trường còn phải dựa vào bảng xếp hạng quốc tế.”, N.T - một du học sinh Australia - chia sẻ.
Nữ sinh này thông tin những trường xếp hạng thấp thường khó tuyển sinh. Do đó, họ phải liên kết. Sinh viên sẽ nhập học theo kiểu chuyển giao.
Tại đây, họ có thể chỉ sang học một kỳ kéo dài 3 tháng hoặc 2 kỳ kéo dài 6 tháng.
Sau đó, những người này có thể về nước và tiếp tục học để lấy bằng của trường Việt Nam. Kết quả của những môn đã học tại trường nước ngoài vẫn được tính.
Thông tin trên trang Website của trung tâm tiếng Anh và các bài báo đều giới thiệu cô Kiều Trang nhận học bổng toàn phần của Endeavour. Ảnh chụp màn hình. |
Năm 2016, Đại học Victoria mà cô Trang theo học đứng thứ 30 trong nước và xếp trong khoảng 651 đến 700 của thế giới. “Chính phủ Australia không cấp học bổng cho những trường thứ hạng thấp. Trong khi đó, học bổng mà bạn Trang nhắc đến là sau bậc đại học (nghĩa là đã tốt nghiệp). Do đó, mình thấy thông tin này chưa chính xác”, P.T.M, một du học sinh khác, chia sẻ.
M. cho biết để dạy học, đặc biệt đối với tiếng Anh, Australia yêu cầu bằng riêng trong khi Đại học Victoria không nằm trong top được cấp bằng giảng dạy. Do đó, sinh viên ở trường có thể học kế toán nhưng không thể trở thành thầy cô.
Trước đó, cô Kiều Trang - giảng viên tiếng Anh Elight - thu hút sự chú ý trên mạng khi khóc và xin lỗi học viên sau khi họ xuất hiện trong video về phát âm của thầy giáo người Mỹ sống tại Hà Nội.
Trong đoạn video, nam giáo viên nước ngoài chỉ ra những lỗi sai của một số thầy cô Việt. Chỉ sau vài ngày, clip này thu hút hơn 2 triệu lượt xem, khiến dư luận dấy lên tranh cãi.
Nhiều giáo viên và những người hay làm video chia sẻ cách học tiếng Anh đã tham gia bày tỏ quan điểm. Đa số ý kiến đồng tình với những lỗi sai mà thầy giáo người Mỹ chỉ ra.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]