Mướp đắng còn có tên là khổ qua, là họ nhà dưa hay mướp. Quả nướp đắng có u sần sùi, ăn có vị đắng. Mướp đắng chứa phong phú nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin C.
Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào được tiến hành nghiên cứu đầy đủ về tác dụng chữa bệnh của mướp đắng nhưng cũng có một số nghiên cứu nhỏ chứng minh rằng mướp đắng có thể có tiềm năng chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
Từ lâu trong lịch sử, mướp đắng đã được sử dụng như là một loại thực phẩm trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Mướp đắng được tìm thấy ở nhiều vùng nhiệt đới trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, mướp đắng chống chỉ định nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Hạt mướp đắng có thể gây ra độc tính đối với trẻ em.
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hơn nữa còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch, hạt bổ thận tráng dương. Trị chứng rôm sảy dùng mướp đắng thái miếng xoa lên da. Nấu nước uống có thể tán nhiệt giải thử. Mướp đắng thái ra phơi khô là vị thuốc trị liệu phát sốt có hiệu quả. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.
Mướp đăng hạ đường huyết
Được nghiên cứu, chứng minh ở thú vật và người. Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol.
Một báo cáo cho thấy mướp đắng làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứng bệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao quả mướp đắng. Nhưng ít nhất cũng có một nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnh tiểu đường khi cho uống dạng bào chế đông khô mướp đắng trong 6 tuần.
Mướp đắng chống thụ thai
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một protein trong cây mướp đắng có hoạt tính chống sinh sản ở chuột đực. Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch. Chuột và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khi uống nước mướp đắng.
Tăng men gan
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Ngay cả khi cây mướp đắng trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong quả cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất khác nhau. Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong quả mướp đắng trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho cơ thể khi chúng ta ăn nó.
Những người nên tránh ăn mướp đắng
Mặc dù mướp đắng à thực phẩm giải nhiệt mùa hè, nhưng không phải ai cũng ăn được. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được ăn mướp đắng, bởi nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em. Mặc dầu chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trên cho thấy, hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Do đó không nên dùng cho phụ nữ có thai...
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).
Người bị bệnh huyết áp thấp cũng nên kiêng ăn mướp đắng. Mướp đắng là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt đặc biệt đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp thì nên hạn chế sử dụng sẽ tốt hơn.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]