Phòng bếp không chỉ là nơi ăn uống của các thành viên trong gia đình mà còn là nơi thu hút khí tài, quyết định đến sự thành bại của gia chủ. Dưới đây là những nguyên tắc phong thủy cần biết để có 1 phòng bếp lý tưởng.
1. Vị trí đặt bếp
Không nên đặt bếp đối diện với cửa nhà vệ sinh. Vì nhà vệ sinh là nơi có chứa nhiều vi trùng có hại rất dễ lây bệnh cho người qua đường ăn uống. (Nguồn Internet)
Không nên đặt bếp đối diện với cửa nhà vệ sinh: vì nhà vệ sinh là nơi có chứa nhiều vi trùng có hại rất dễ lây bệnh cho người qua đường ăn uống.
Mặt khác, tránh đặt bếp gần phòng ngủ hoặc đối diện với phòng ngủ: bởi bếp là nơi nấu nướng, thường xuyên sinh nhiệt. Khi đun nấu, khói dầu mỡ sinh ra từ bếp rất độc hại, không tiện để gia chủ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Cũng không nên đặt ở góc tường hoặc góc nhọn, ngoài trường hợp bất khả kháng. Muốn thức ăn nấu ra luôn ngon thì bạn nên đặt bếp ở hướng Thiên y, tất nhiên là có phần đóng góp của tay nghề nấu nướng của các nội tướng. Đặc biệt, đặt bếp theo hướng này có lợi cho sản phụ.
Ngoài ra, trong bố trí bếp, người ta còn kiêng đặt bếp ngược hướng nhà (nghĩa là bếp đưa lưng về hướng cửa), đặt bếp trên rãnh mương, trên đường nước hay bể nước vì lửa và nước thường xung khắc, không hoà thuận. Cũng cần lưu ý, không nên đặt bếp nơi có xà ngang đè bên trên và không để góc nhọn chĩa thẳng vào bếp…
Điều cuối cùng bạn cần phải nhớ là không để bếp và bồn rửa trực đối hay quá gần nhau vì bếp là mạng Hỏa trong khi bồn rửa là mạng Thủy dễ gây cháy nổ trong khu vực nấu nướng. Phong thủy khuyên nên đặt bếp tại vị trí cao ráo, tránh bị ẩm ướt và đầy đủ ánh sáng để đảm bảo yếu tố an toàn trong phòng bếp.
2. Hướng đặt bếp
Theo quan niệm phong thủy thì hướng Đông Bắc là hướng tốt nhất để đặt bếp. Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Khi tiến hành xây dựng, hướng đặt bếp là yếu tố quan trọng nhất cần chú ý tới. Theo quan niệm phong thủy thì hướng Đông Bắc là hướng tốt nhất để đặt bếp, kế đến là hướng Nam và hướng Tây, còn lại các hướng khác đều không tốt. Căn cứ này dựa trên các yếu tố như gió, nước và ánh sáng để bố trí sao cho quá trình nấu ăn ít bị ảnh hưởng nhất bởi các yếu tố bên ngoài như gió, bụi, ánh nắng đồng thời đảm bảo chất lượng thức ăn cho gia đình.
3. Không gian phòng bếp
Phòng bếp nên gọn gàng sạch sẽ để tạo không gian rộng rãi, thoáng đãng sẽ giúp các nguồn khí được lan tỏa, không ứ đọng. (Nguồn Internet)
Phòng bếp nên gọn gàng sạch sẽ để tạo không gian rộng rãi, thoáng đãng sẽ giúp các nguồn khí được lan tỏa, không ứ đọng. Nhà bếp nên bố trí ở nơi không bị gió lùa như phần phía sau ngôi nhà và cách xa cửa chính, phòng ngủ, nhà vệ sinh.
Ngoài ra, màu sắc gian bếp phải hài hoà. Dưới bếp không nên để đọng nước. Bởi thủy hoả đạo tặc, nước để đọng dưới bếp khiến cho gia chủ dễ mắc bệnh thần kinh, khí huyết, bị rối loạn tâm lý, đặc biệt không tốt cho nhà có phụ nữ mang thai. Nếu bạn chưa có em bé thì đường con cái rất khó khăn dù cả hai không hề mắc bệnh gì về vấn đề sinh sản.
Theo DanViet
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]