Quyết định này sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 6/2018, đã được công bố trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia.
Các nhà lãnh đạo Ả-rập Xê-úti hy vọng chính sách mới sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế, thông qua việc có thêm nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Lâu nay, nhiều phụ nữ Ả-rập Xê-út đi làm phải thuê tài xế riêng rất tốn kém, hoặc đi nhờ xe của người nhà là nam giới. Theo trang Aljazeera, mỗi năm Ả-rập Xê-út tốn hàng tỷ USD chi trả cho các tài xế nước ngoài.
“Kể từ ngày đó, phụ nữ Ả-rập Xê-út không ngừng đấu tranh đòi quyền được lái xe, và cuối cùng đã thành công,” bà nói. “Chúng tôi đã chờ đợi quá lâu rồi"."Thật tuyệt vời!" - Fawziah al-Bakr, một giảng viên đại học ở Ả-rập Xê-út, nói. Bà ở trong nhóm 47 phụ nữ tham gia cuộc biểu tình đầu tiên ở Ả-rập Xê-út phản đối quy định cấm phụ nữ lái xe vào năm 1990. Sau khi lái xe quan thủ đô Riyadh, những phụ nữ này đã bị bắt giữ, và một số sau đó bị đuổi việc.
Giới chức Ả-rập Xê-út từng đưa ra rất nhiều lý do cho lệnh cấm vô lý đã tồn tại suốt nhiều thập kỷ. Một số thì nói rằng việc phụ nữ lái ô tô không phù hợp với văn hoá Ảrập. Một số khác cho rằng việc cho phép phụ nữ lái xe sẽ dẫn tới sự đảo lộn vị trí, vai trò, phá vỡ sự trật tự trong các gia đình Ảrập.
Ả-rập Xê-út là quốc gia duy nhất trên thế giới không cho phép phụ nữ lái xe. Mặc dù cả luật Hồi giáo và luật giao thông Ả-rập Xê-út đều không đề cập cụ thể về việc phụ nữ nước này không được phép lái xe, nhưng trên thực tế, họ không được cấp bằng lái và nếu cố tình điều khiển phương tiện sẽ bị bắt giữ.
Các tổ chức nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội của Ảrập từ lâu đã kêu gọi xoá bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe. Tuy nhiên, đã có một số phụ nữ bị bắt và bỏ tù vì phản đối lệnh cấm và tự tiện lái xe.
Hồi cuối năm ngoái, hoàng tử Al-Waleed bin Talal của Ả-rập Xê-út đã chia sẻ trên Twitter rằng: "Hãy dừng tranh cãi! Đã đến lúc để cho phụ nữ được lái xe". Tài khoảng Twitter của ông có khoảng 5,4 triệu người theo dõi.
Lập tức sau đó, văn phòng của Hoàng tử Al-Waleed đã phát ra bản thông cáo dài 4 trang nêu ra các lý do tại sao nên cho phép phụ nữ lái ô tô ở Ả-rập Xê-út.
Trong đó, Hoàng tử Al-Waleed nói: “Cấm phụ nữ lái ô tô ngày nay là một vấn đề thuộc phạm vi quyền lợi, giống như quy định cấm phụ nữ đi học hay được công nhận là một cá nhân độc lập”
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]