Theo các chuyên gia trẻ ban đầu sẽ cảm thấy sợ hãi mỗi khi thấy bố mẹ cãi nhau. Sau đó, chúng trở nên chán ghét điều đó. Rồi chúng sẽ tự hỏi ‘Tại sao bố mẹ lại cứ cãi nhau như thế chứ? ’. Dần dần, trẻ cảm thấy rơi vài một tâm trạng chán chường, bế tắc, không muốn tiếp xúc với bạn bè và sống thu mình lại.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng với trên 700 đứa trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 6 và phát hiện có đến 20% trong số ấy bị rơi vào trạng thái khủng hoảng, căng thẳng sau khi chứng kiến những trận cãi cọ của cha mẹ.
Việc thường xuyên chứng kiến cha mẹ cãi nhau hoặc đánh nhau sẽ tác động không nhỏ tới sự phát triển tâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ trong tương lai. Rất nhiều trẻ phản ứng lại bằng cách tỏ ra hung hãn, dễ gây hấn, kích động ở những môi trường khác. Trẻ học cách quan sát và bắt chước từ rất sớm. Nếu thường xuyên chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau, nói không hay về nhau hay thậm chí là dùng bạo lực gia đình, chắc chắn trẻ sẽ rơi vào cực đoan, thấy mọi việc chỉ có thể giải quyết phải bằng sự tranh cãi quyết liệt, hoặc bằng hành động tay chân.
Đôi khi trẻ lại phản kháng bằng cách im lặng, hoặc rút lui, không tham gia vào các hoạt động cùng cha mẹ. Một số trẻ có thể còn mang tâm lý xa lánh cha mẹ, không muốn trò chuyện mà thu mình vào thế giới riêng. Trẻ sẵn sàng tìm một thế giới đồng cảm ở bạn bè hoặc mạng xã hội,... Điều này sẽ khiến cho việc quản lý, giáo dục trẻ hết sức khó khăn, và trẻ dễ rơi vào những cám dỗ lệch lạc của xã hội phức tạp bên ngoài.
Có nhiều trường hợp trẻ có suy nghĩ tiêu cực sau những trận cãi vã của cha mẹ. Ví dụ như một bé gái 15 tuổi ở TP HCM đã uống 17 viên thuốc chữa bệnh động kinh để khỏi phải chứng kiến những cuộc khẩu chiến của cha mẹ hay một thiếu nữ 17 tuổi ở Phú Yên uống thuốc trừ sâu vì buồn bực cha mẹ cãi nhau.
Bởi vậy cha mẹ phải làm gương cho con trẻ. Kể cả khi xảy ra mâu thuẫn, các bậc phụ huynh cũng phải có ý thức tôn trọng nhau và tôn trọng các thành viên trong nhà. Nếu không thể giải quyết vấn đề, bạn nên đề nghị với người bạn đời là cả hai sẽ tiếp tục thảo luận chuyện ấy vào lúc khác. Đôi khi, với thái độ ôn hòa của bạn, người bạn đời cũng bình tĩnh hơn và cả hai sẽ tìm ra giải pháp cho vấn đề. Con của bạn lúc ấy sẽ học được bài học lớn đấy.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]