Đã bao giờ bố mẹ rơi vào hoàn cảnh càng cấm đoán con làm việc gì thì con lại càng cố làm chưa? Ví dụ cấm con không được chạy lung tung trong siêu thị thì con càng chạy. Cấm con không được động vào đồ dễ vỡ thì con lại càng động vào. Bố mẹ cho rằng con đang tỏ ra bướng bỉnh, khó bảo thậm chí là thách thức bố mẹ. Nhưng thực tế không phải vậy đâu. Hãy cùng giải mã vì sao bố mẹ càng cấm trẻ càng làm nhé.
Sự phủ định của lời nói
Sự phủ định trong một câu nói đòi hỏi có hai hành động xảy ra trong não. Nghĩa là xây dựng hình ảnh đó trong đầu, sau đó phủ định nó. Ví dụ, câu lệnh “Cấm đi trên cỏ”. Não bộ sẽ hình dung hình ảnh đầu tiên là đi trên cỏ. Sau đó sẽ phủ định nó và làm theo là không đi trên cỏ. Trong khi não bộ của trẻ chưa đủ phát triển tư duy như người lớn nên không thể chuyển đổi như vậy được. Vì thế bố mẹ càng cấm trẻ càng làm.
Câu nói phủ định khiến não bộ của trẻ tiếp nhận không đúng thông điệp
Nghiên cứu điều này thể hiện rõ hơn hết khi trẻ chơi nhận dạng khối hình học. Trò chơi gồm nhiều khối hình tròn, tam giác, hình vuông… Nhiệm vụ của bé là phải xếp đúng các hình khối này vào đúng vị trí của nó trên khuôn mẫu có sẵn. Trẻ sẽ gặp khó khăn ngay từ khối hình đầu tiên khi không biết xếp chúng vào đâu cho vừa. Thay vì phải tìm hình tròn hợp với vị trí nào thì bố mẹ hãy hỏi con: Những vị trí nào hình tròn không nhét vừa được?
Không nói không với con
Bố mẹ có thể ra lệnh cho con bằng cách chỉ rõ con có thể làm gì chứ không nên nói con không được làm gì. Sở dĩ não bộ của trẻ chưa đủ phức tạp để ghi nhớ và làm theo câu lệnh. Ví dụ. Bố mẹ có thể nói với con rằng “con chỉ nên ở bên này đường thôi” thay vì nói “cấm con không được sang đường”
Khi bố mẹ nói “Cấm con không được sang đường”. Thì não bộ của trẻ sẽ chỉ ghi nhớ đến từ khóa chính là “sang đường” khiến hành động này luôn hiện hữu trong tâm trí trẻ. Vì thế bố mẹ không nên nói câu phủ định với con như vậy. Điều này cũng dễ thấy ở người lớn. Khi đến một nơi đông người những bảng hiệu “Cấm vứt rác bừa bãi” dường như không có tác dụng. Trong khi một tâm biển “Vứt rác tại đây” lại phát huy hiệu quả tối ưu.
Những câu nói không khiến bố mẹ càng cấm trẻ càng làm
Bé chưa thể ức chế được các xung động bên trong
Mặc dù bé rất ngoan, muốn nghe lời bố mẹ nhưng đôi khi não bộ của bé chưa đủ phát triển để trẻ ức chế được các hành động đó và làm theo vô thức. Trước 2 tuổi, trí tuệ của trẻ chủ yếu hoạt động theo hình thức cảm ứng – vận động. Nghĩa là thông qua cảm nhận bằng thân thể và vận động. Thực hiện hành động bị cấm chính là sử dụng trí tuệ cảm ứng – vận động để tiếp thu mệnh lệnh bằng lời nói.
Với trẻ lớn hơn, những lệnh cấm, sự quát mắng và hình phạt của bố mẹ khiến trẻ cảm thấy bất công. Khi đó trẻ cảm thấy bị tổn thương và càng làm điều đó nhiều hơn như muốn đòi lại công bằng và có phần thách thức. Đây là lỗi của bố mẹ khi không giải thích cho con hiểu vấn đề.
Bố mẹ càng cấm trẻ càng làm
Mặc dù bố mẹ đặt ra rất nhiều giới hạn cho con nhưng trẻ nhỏ thường có tính lơ đãng và dễ bị cuốn hút bởi những thứ xung quanh nên đôi khi đi quá giới hạn đó. Tốt hơn hết bố mẹ nên chỉ cho con thấy mình nên làm gì hơn là không nên làm gì. Và đừng quát mắng con khi con phạm phải những sai lầm đó. Khi trẻ đã có nhận thức hơn, hãy giải thích cho con hiểu làm điều không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả như thế nào. Cách đó sẽ phát huy tác dụng hơn là chỉ đưa ra những lệnh cấm.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]