Bún mọc hay bún mọc dọc mùng: Yếu tố đầu tiên của một tô bún mọc ngon là nước dùng phải thanh, ngọt. Tiếp đến là những miếng mọc đầy đặn, thơm mềm, dai chắc. Ảnh: An Huỳnh.
Bún riêu có hai điểm cộng lớn nhất là hương thơm của riêu cua và mắm tôm. Bạn có thể ăn bún riêu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm vẫn thấy ngon, dễ ăn, dễ chịu. Ảnh: Hotdeal.
Bánh đa cua: Có hai loại là bánh đa cua đồng và bánh đa cua bể. Tuy nhiên, tại Sài Gòn, chúng ta thường gặp bánh đa cua đồng hơn. Món ăn này làm mềm lòng thực khách với vị thơm đặc trưng của cua, vị béo mềm của chả lá lốt, giòn thanh của rau muống. Ảnh: Hoàng Nhi.
Miến lươn hấp dẫn thực khách với những miến lươn vàng óng, vị giòn của loại lươn nhỏ bằng chiếc đũa và nước dùng thanh ngọt, thoảng hương vị đặc trưng của lươn. Ảnh: An Huỳnh.
Chả cá Hà Nội là bản hòa ca của những lát cá lăng nướng tươi ngon kết hợp cùng hàng loạt nguyên vật liệu ăn kèm như hành hoa, đậu phộng, chanh, rau thơm, bánh tráng, đậu phộng... Ảnh: Linh San.
Bún cá rô tkhông hề có mùi tanh mà thơm ngon, thanh ngọt. Để làm được điều này, các công đoạn xử lý và chế biến cá được làm khá công phu, cầu kỳ. Ảnh: An Huỳnh.
Bún chả được đánh giá cao ở vị thơm ngon của thịt nướng, mềm mịn của bún và thanh mát của rau. Thành phần kết nối các nguyên liệu trên là nước mắm. Đây cũng là yếu tố quyết định sự thành công của các hàng quán bán món này. Ảnh: An Huỳnh.
Xôi xéo: Nếu là lần đầu tiên làm quen với xôi xéo, bạn sẽ bị bất ngờ với thế giới phong phú của các món ăn kèm gồm pate, chả lụa, chà bông (ruốc), gà hấp, gà xào nấm, thịt kho… Ảnh: An Huỳnh.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]