Bé thiếu canxi thật sự rất nguy, và bố mẹ nào cũng có ý thức phòng tránh điều này. Tuy nhiên, triệu chứng thiếu canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đôi khi rất "khó đoán", bởi nếu không nắm rõ những điều này, bạn sẽ khó phân biệt được triệu chứng thiếu canxi thật và giả ở trẻ đâu:
Những biểu hiện thiếu canxi “giả” ở bé mà mẹ không nên nhầm lẫn
Nếu bạn phát hiện bé hay cào tóc, ngoáy tai, có lúc còn tự “đụng đầu” vào giường ngủ v.v… thì thật ra những biểu hiện này không phải là cho thấy cơ thể bé thiếu canxi như nhiều người lầm tưởng. Kỳ thực, bé chỉ đang chơi đùa hoặc sự phát triển của tai trong mất cân bằng khiến bé cảm thấy khó chịu ở tai. Lúc này, việc của bạn là kiểm tra sức khỏe tai cho bé chứ không phải lo lắng việc bé thiếu canxi.
Nếu bạn phát hiện bé hay cào tóc, ngoáy tai, có lúc còn tự “đụng đầu” vào giường ngủ v.v… thì thật ra những biểu hiện này không phải là cho thấy cơ thể bé thiếu canxi như nhiều người lầm tưởng.
Vậy đâu là biểu hiện khi bé thật sự bị thiếu canxi?
Về lâm sàng, thật ra không có những biểu hiện cụ thể để khẳng định bé có thiếu canxi hay không. Tuy nhiên, một vài triệu chứng ở trẻ có thể giúp bạn phán đoán khả năng này trong thời gian sớm nhất để kịp thời có biện pháp cải thiện.
- Bé dễ bực bội bất an, thường khóc quấy không rõ nguyên nhân bởi vì khi thiếu hụt canxi, bé rất khó đi vào giấc ngủ và dễ giật mình tỉnh giấc.
- Bé đổ mồ hôi tương đối nhiều hơn so với bình thường, dù thời tiết không nóng vẫn bị.
- Tóc bé ngả hơi vàng, thưa thớt và dễ rụng nhất là phần sau đầu.
- Bé không có bệnh tật gì nhưng lại mọc răng chậm hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng tuổi, hoặc răng mọc không đều, khả năng nhai cắn không bình thường, răng dễ lung lay và gãy rụng.
- Tinh thần của bé đờ đẫn, ít biểu hiện cảm xúc, động tác và ngôn ngữ chậm chạp, yếu kém so với trẻ khác.
- Phần trán nhô cao hoặc có nhiều gân nổi lên. Bé hô hấp khó khăn, dễ bị viêm khí quản, viêm phổi.
- Bé chán ăn, kén ăn do canxi không được dung nạp đầy đủ vào cơ thể, gây mất cảm giác thèm ăn. Từ đó, trí lực của bé cũng suy giảm, hệ miễn dịch kém.
- Bé dễ nổi mụn nước, thường thấy ở đỉnh đầu, má, sau tai.
Những biểu hiện trên có thể giúp bạn đặt nghi vấn bé đang thiếu hụt canxi, tuy vậy tốt nhất vẫn cần có công tác kiểm tra và tư vấn của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo tính chính xác và an toàn trong biện pháp khắc phục.
Bổ sung canxi cho bé vẫn có thể gây nguy hiểm nếu mẹ thiếu hiểu biết
- Tuy thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở bé, nhưng việc bổ sung canxi không phải lúc nào cũng hoàn toàn có lợi. Dù nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa ngoài thì lượng canxi vẫn tương đối đủ cho cơ thể bé. Lúc này, nếu dung nạp thêm canxi vào sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu thụ các nguyên tố khác như sắt, kẽm, magie, phốt pho v.v… trong cơ thể bé, có thể gây biến chứng thành sỏi thận, canxi cao trong máu, trúng độc kiềm v.v…
- Thông thường, bé trước 2 tuổi đã có thể bổ sung canxi, sau 2 tuổi thì nên thông qua biện pháp ẩm thực hợp lý để đảm bảo nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể bé là được.
- Ngoài ra, không phải cứ nạp vào bao nhiêu là có thể hấp thu bấy nhiêu lượng canxi. Quá trình hấp thu canxi chủ yếu tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng lúc đó của bé, song song với khả năng điều tiết các vật chất khác trong cơ thể như tuyến giáp, vitamin D. Vì vậy, khi cần bổ sung canxi cho bé, bạn phải chú ý tăng cường thêm cả citamin D, tốt nhất là cho bé hoạt động ngoài trời hằng ngày, tiếp xúc ánh nắng mặt trời để kích thích nguồn canxi cần hấp thu vào cơ thể.
Bồi bổ canxi cho bé bằng ẩm thực
Một quả trứng gà luộc chín, chỉ lấy lòng đỏ và nghiền nhuyễn, cho vào nấu chung với cháo, mỗi ngày chia làm 1 – 2 lần cho bé ăn. Trong lòng đỏ trứng gà rất giàu lecithin, canxi, phốt pho, vitamin A và nhiều loại axit béo khác, mùi vị thơm ngon có thể kích thích vị giác của bé.
350 gram xương heo, 200 gram cải bó xôi. Xương heo bằm nhuyễn ninh nhừ trong khoảng 2 giờ, cải bó xôi rửa sạch, sau khi xương mềm thì cho vào nấu thêm 10 phút, nêm gia vị vừa ăn. Trong xương heo chứa nhiều muối vô cơ như magie, canxi, phốt pho, sắt, kết hợp với enzyme trong cải bó xôi có thể tăng hiệu quả hấp thu các nguyên tố cần thiết cho bé, đặc biệt là canxi.
Lấy 5 gram vỏ tôm, 50 gram cải chíp, 1 quả trứng gà. Dùng nước sôi rửa sạch vỏ tôm, ngâm mềm rồi xay nhuyễn. Cải chíp rửa sạch, luộc chín rồi cũng xay nhuyễn. Cho vỏ tôm, cải chíp và trứng vào trộn đều, thêm ít nước, gia vị rồi chưng trong nồi hoặc trong lò vi sóng khoảng 3 – 5 phút là được. Trong vỏ tôm giàu canxi và phốt pho, cải chíp sau khi nấu chín còn có tác dụng trừ khử thành phần axít oxalic và phytic acid, giúp ích cho việc hấp thu canxi hơn.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]