Sau sinh mẹ không những được “lãi” đứa con xinh yêu bé bỏng, mà còn nhận thêm cả vết khâu tầng sinh môn (nếu đẻ thường), vết khâu mổ (nếu đẻ mổ), chưa kể đến ngực chảy xệ và vết rạn da xuất hiện tùm lum. Để sinh con xong cơ thể vẫn khỏe khoắn và đẹp, mách mẹ một số cách trị các vấn đề sau sinh sau đây.
1. Vết sẹo mổ
Thông thường vết sẹo mổ sẽ mờ đi sau 1-2 năm sau sinh, tuy nhiên nó chỉ mờ chứ không biến mất hoàn toàn. Để sẹo nhanh mờ bạn nên áp dụng các biện pháp trị sẹo sớm, ngay từ khi vết khâu mổ lành lại.
Nên dùng kem trị sẹo nào?
Nên dùng gel trị sẹo Mederma được chiết xuất từ hành tây, có tác dụng tái tạo lại collagen và làm mịn, mờ sẹo. Sản phẩm an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú. Gel trị sẹo phát huy tác dụng tốt nhất đối với những vết sẹo mới (dưới 1 năm) nhưng vẫn có tác dụng với những vết sẹo lâu có tuổi thọ lên đến 8 năm. Ngoài sản phẩm này, cũng có thể dùng miếng dán trị sẹo để làm sáng vùng da bị sẹo và làm phẳng vết sẹo. Nếu có điều kiện bạn cũng có thể đến thẩm mỹ viện để làm mờ sẹo bằng phương pháp chiếu laser và tiêm steroid. Hai phương pháp này giúp mờ sẹo nhanh hơn nhưng tất nhiên đắt tiền hơn.
Sản phẩm nào không có tác dụng?
Nhiều mẹ thường dùng các sản phẩm chứa vitamin E với mong muốn lành sẹo. Các loại kem dưỡng ẩm có thể khiến vùng da sáng hơn, việc mát xa cũng giúp làm mềm vùng da bị sẹo. Tuy nhiên thực tế các loại kem chứa vitamin E không tác động lên quá trình sản sinh collagen và cũng không có tác dụng làm mờ sẹo như mọi người vẫn nghĩ.
Biện pháp tạm thời
Trong thời gian vết sẹo chưa mờ hẳn, nếu phải mặc bikini đi biển, bạn nên mặc loại thân liền. Cũng có thể thoa một chút kem lên vùng bị sẹo để trông thẩm mỹ hơn.
Trong quá trình mang thai và cho con bú, hormone khiến mô ngực phá triển và vùng da xung quanh ngực bị kéo dãn ra. Sau sinh các mô co lại, nhưng da mất tính đàn hồi, do đó dẫn đến ngực bị chảy xệ.
2. Ngực chảy xệ
Trong quá trình mang thai và cho con bú, hormone khiến mô ngực phá triển và vùng da xung quanh ngực bị kéo dãn ra. Sau sinh các mô co lại, nhưng da mất tính đàn hồi, do đó dẫn đến ngực bị chảy xệ.
Tập luyện giúp cải thiện tình trạng ngực chảy sệ
Tập luyện sẽ không làm cho ngực bạn to lên, vì các mô ngực là mô mỡ chứ không phải là cơ. Các bài tập cho vùng ngực giúp cải thiện phần nào tình trạng ngực chảy xệ như chống đẩy, bài tập kéo căng, bài tập tạ.
Biện pháp nào không có tác dụng
Đừng tin vào những loại thuốc hoặc kem làm săn chắc ngực vì thực tế chưa có bằng chứng nào chứng minh tính hiệu quả của chúng.
Biện pháp tạm thời
Hãy tìm cho mình một chiếc áo ngực vừa vặn, giúp nâng đỡ vòng ngực thêm gọn gàng chứ không gây chèn ép ngực.
3. Nám da
Khoảng 70% phụ nữ mang thai bị nám da. Nguyên nhân do sự thay đổi hormone khiến trên trán, má và vùng trên môi xuất hiện những vết thâm đen. Sau sinh, có thể chúng vẫn tồn tại mà không mất đi.
Biện pháp trị nám
Nên dùng các loại kem có chứa steroid và tretinoin (thành phần chính trong Retin-A). Có thể dùng một mình hoặc kết hợp với những sản phẩm khác. Tuy nhiên cần có sự chỉ định và kê đơn của bác sỹ. Các loại kem này có nhược điểm là có thể gây tấy đỏ tạm thời, da bong tróc và khô. Nếu đang mang thai và cho con bú cũng không thể sử dụng các sản phẩm Retin-A. Ngoài ra các sản phẩm có chứa 2% hydroquinone hoặc chiết xuất cam thảo cũng có thể cải thiện đáng kể vùng da bị nám. Nói chung nám rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Cách phòng ngừa duy nhất là nên thoa kem chống nắng thường xuyên, dù đang trong nhà hay ngoài trời, dù mùa hè hay mùa đông.
Biện pháp tạm thời
Bạn có thể dùng những loại kem che khuyết điểm, BB cream hoặc CC cream để che bớt vết nám và làm da trông sáng, rạng rỡ hơn.
4. Bụng nhão
Cơ bụng nhão cũng là vấn đề đau đầu đối với nhiều mẹ sau sinh. Cách tốt nhất để cải thiện cơ bụng là tập trung các bài tập săn chắc vùng bụng. Bạn có thể tập như sau. Bắt đầu ở tư thế chống đẩy, đặt một chiếc khăn mềm ở đầu ngón chân, trượt đầu gối lên ngực. Thực hiện như vậy 2-5 lần, mỗi lần 8 nhịp, thực hiện 3 lần/ tuần. Ngoài ra các bài tập cardio cũng có tác dụng cải thiện tình trạng bụng nhão.
Biện pháp nào không có tác dụng
Không nên dùng đai bụng điện tử với hy vọng có thể làm săn chắc vùng bụng. Thực tế nó không có tác dụng và còn gây khó chịu và đau đớn nữa.
Biện pháp tạm thời
Nếu có việc phải đi ra ngoài hay đi dự tiệc, có cuộc hẹn quan trọng, bạn có thể đeo tạm gen bụng để bụng bớt sồ sề xấu xí.
5. Rạn da
Vết rạn da xuất hiện chủ yếu ở vùng bụng, hông, ngực, mông. Thường bắt đầu có màu đỏ và sau đó mờ dần, chuyển sang màu trắng.
Nên trị rạn da như thế nào?
Nên sử dụng các loại kem chứa Retin-A. Các loại kem này sẽ giúp tái tạo collagen, làm săn chắc các sợi cơ bị phá vỡ khi da kéo giãn quá mức. Ngoài ra phương pháp trị rạn da bằng tia laser cũng rất hiệu quả.
Không nên sử dụng các loại kem chứa vitamin K để trị rạn da, vì thực tế nó không có tác dụng.
6. Giãn tĩnh mạch
Có đến 40% phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch, xuất hiện chủ yếu ở bắp chân và đùi. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến di truyền, sự thay đổi hormone và áp lực của tử cung. Giãn tĩnh mạch có thể khỏi hoặc không sau khi sinh con.
Biện pháp khắc phục
Phương pháp phổ biến được sử dụng để điều trị giãn tĩnh mạch là phương pháp chích xơ (Sclerotherapy). Bác sỹ sẽ tiến hành tiêm một chất vào tĩnh mạch chân, khiến tình trạng giãn tĩnh mạch cải thiện từ 1-2 tuần sau đó. Tùy từng mức độ nghiêm trọng mà thực hiện 1 lần hoặc nhiều lần.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]