Những mẹ mang thai lần đầu có thể sẽ cảm thấy ngại khi biết rằng mình sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó chịu, mệt mỏi thậm chí là rất tế nhị.
Dưới đây là những “tác dụng phụ” của thai kỳ khiến chị em không khỏi “đỏ mặt” với những người xung quanh:
Xì hơi bất cứ lúc nào
Khi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị chèn, ép và ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị xì hơi bất cứ lúc nào. Đừng quá ngại ngùng nếu bỗng dưng mẹ xì hơi thành tiếng khi đang trò chuyện với bạn bè hay cả ở nơi công cộng. Những người xung quanh có thể sẽ hiểu cho mẹ bầu.
Hãy cùng Sổ Tay Cha Mẹ tìm hiểu hiện tượng Xì hơi (đánh rắm) nhiều sau sinh
Mồ hôi ướt áo
Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ thường tăng nhiệt và đây là nguyên nhân khiến chị em đổ mồ hơi cả ngày. Vì vậy các chuyên gia thường khuyên phụ nữ mang thai nên chọn đồ cotton co giãn và mát mẻ nhất. Chị em có thể sẽ bị đổ mồ hơi khi vừa leo cầu thang, trên xe buýt hay đơn giản chỉ là khi vừa ăn xong bữa sáng. Hãy chú ý để bên mình một chiếc quạt mát và mặc đồ rộng rãi để được thoải mái, mát mẻ nhất.
Trong thời gian bầu bí, mẹ có thể sẽ phải đối mặt với những triệu chứng vô cùng ngượng ngùng như són tiểu, xì hơi hay ngứa ngáy "vùng kín"... (ảnh minh họa)
Lông rậm rạp
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai chính là nguyên nhân khiến lông, tóc chị em thường có xu hướng mọc nhanh, nhiều hơn. Tóc mọc nhiều, đen, mượt là tín hiệu tốt nhưng đừng quá “sốc” khi nhìn mình trong gương, mẹ thấy ria mép mọc nhiều và đen hơn. Mẹ yên tâm là sau sinh nở, hiện tượng này cũng sẽ mất đi.
Tăng mùi “vùng kín”
Trong thời gian bầu bí, tiết dịch âm đạo của mẹ bầu sẽ tăng lên về số lượng và cả mùi nữa. Chị em có thể sẽ lo lắng rằng những người ngồi cạnh sẽ ngửi thấy mùi khó chịu này, tuy nhiên thực tế thì không phải vậy. Các mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ hàng ngày là yên tâm rồi.
Lưu ý nếu mẹ phát hiện thấy vùng kín có mùi hôi, tanh thì đó có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng, cần thăm khám kịp thời.
Són tiểu
Khi bầu bí, mẹ nên cố gắng kiềm chế không hắt hơi, ho và cười lớn vì có thể sẽ bị són tiểu sau nhưng hành động này. Áp lực của thai nhi lên bàng quang sẽ khiến mẹ có thể bị son tiểu bất cứ lúc nào khi bị tác động mạnh. Tập thể thao với những bài tập Kegel sẽ giúp hạn chế hiện tượng này.
Sau khi cười lớn, hắt hơi hoặc ho... mẹ có thể bị són tiểu. (ảnh minh họa)
Rò rỉ sữa
Tuy không quá phổ biến nhưng một số mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng rò rỉ sữa non ngay khi đang bầu bí. Để tránh “đỏ mặt” vì ướt áo, mẹ nên để bên mình những miếng lót thấm sữa hoặc mặc những chiếc áo lót có miếng thấm hút sữa dành riêng cho mẹ bầu.
Ngứa “vùng kín”
Ngay cả khi không mang thai thì vấn đề ngứa “vúng kín” sẽ khiến chị em vô cùng ngại ngùng. Khi bầu bí, tiết dịch âm đạo tăng lên khiến vùng kín thường xuyên ẩm ướt và rất dễ bị viêm nhiễm, ngứa ngáy. Vì vậy để tránh ngượng ngùng khi bị người khác bắt gặp hành động không được đẹp mắt, mẹ nên giữ vùng kín khô thoáng, sạch sẽ.
Ngứa núm ti
Tương tự như “vùng kín”, “núi đôi” cũng là bộ phận rất nhạy cảm trong thai kỳ và mẹ có thể sẽ phải đối mặt với những triệu chứng như ngứa ngáy, đau nhức hay tiết sữa… Để giảm hiện tượng này, chị em nên giữ ẩm cho núi đôi bằng các loại dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu hoặc các loại kem dưỡng ẩm an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]