Có rất nhiều yếu tố khiến bạn không thể "hai vạch". Ảnh minh họa: Internet
1. Cân nặng, chiều cao
Chỉ số khối cơ thể (BMI) có liên quan đến chiều cao và cân nặng thể hiện rất nhiều về khả năng sinh sản. Việc thừa cân hay béo phì có thể ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ thụ thai.
Người phụ nữ có các chỉ số BMI thấp hơn 19 có khả năng thụ thai kém hơn 4 lần so với những người phụ nữ bình thường khác, theo Isaac Sasson tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa nội tiết ở Chesterbrook, Pennsylvania, Mỹ.
Một số phụ nữ có chỉ số BMI thấp có thể ngừng quá trình rụng trứng và mãn kinh sớm. Theo như tiến sỹ Sasson đó là điều bình thường vì cơ thể cần được đáp ứng đủ chất dinh dưỡng để có thể mang thai. Khi chỉ số BMI quá thấp, cơ thể không được đáp ứng đầy đủ thì quá trình mang thai có thể dừng lại sớm.
Mặt khác, nếu chỉ số BMI cao hơn 35 cũng có thể gặp khó khăn khi mang thai. Chỉ số BMI quá cao còn gây ra tỷ lệ sảy thai cao, bệnh tiểu đường trong thời kì mang thai, huyết áp cao và tỷ lệ di tật cho thai nhi cũng cao hơn.
2. Thuốc lá
Khói thuốc lá có ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng mang thai. Nicotin và các chất độc hại khác trong khói thuốc kìm hãm sự sản sinh hooc - môn estrogen (hooc- môn chịu trách nhiệm về hoạt động của chu kì rụng trứng) và có thể khiến chu kì kinh nguyệt của bạn trở nên bất thường. Người hút thuốc có thể bị mãn kinh sớm so với những người không hút thuốc 4 tới 5 năm.
3. Uống rượu
Chỉ với 2 ly rượu một ngày, tỷ lệ mang thai của bạn có nguy cơ suy giảm tới mức 60%, theo bác sỹ Sasson. Điều này không có nghĩa là bạn không được sử dụng rượu nhưng hãy uống ở mức tối thiểu và tránh uống say. Khi bạn đã thụ thai được, việc sử dụng rượu cũng không an toàn cho thai kì.
4. Uống các loại nước uống có chứa caffeine
Chỉ cần 500mg caffeine mỗi ngày (khoảng 5 tách cà phê) có thể làm giảm đáng kể khả năng thụ thai. Trong mỗi ly cà phê có chứa khoảng 400mg caffeine và nếu tính cả lượng caffeine trong các thực phẩm khác như socola, nước soda hay nước tăng lực có thể dễ dàng khiến bạn chạm mốc 500mg caffeine/ ngày chứ không cần tới 5 tách cà phê. Lượng caffeine một ngày bạn có thể nạp vào cơ thể ở mức tốt nhất là 250 mg.
5. Tuổi tác
Khi bạn ở độ tuổi 20 tỷ lệ thụ thai là 25% (khi quan hệ không có bảo vệ) nhưng con số đó chỉ còn 15% khi bạn bước sang tuổi 35 và còn ít hơn nữa (khoảng dưới 10%) khi bạn qua tuổi 40. Tuổi tác là một nhân tố quan trọng quyết định tới sự thành công của các biện pháp điều trị vô sinh.
Nếu bạn dưới 35 tuổi, có tần suất quan hệ thường xuyên và có chu kì kinh nguyệt ổn định, cơ hội mang thai của bạn lên đến 85% trong 2 năm đầu. Còn nếu bạn đã 35 tuổi và đã cố gắng ít nhất trong vòng 6 tháng nhưng vẫn không có kết quả, lời khuyên cho bạn là nên tới các chuyên gia để có những biện pháp can thiệp kịp thời.
6. Chu kì kinh nguyệt
Cách tốt nhất để biết bạn đang rụng trứng là việc có kinh nguyệt. Theo bác sỹ Isaac Sasson: “Nếu bạn biết chính xác chu kì tiếp theo của mình cũng đồng nghĩa bạn đang có những “quả trứng” một cách thường xuyên. Nếu chu kì của bạn không đều hay kéo dài bạn cần tìm đến bác sỹ để có những điều chỉnh cho phù hợp. Bằng cách theo dõi chính xác chu kì rụng trứng của mình, bạn có thể gia tăng cơ hội thụ thai.
7. Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng là con đường mà trứng di chuyển từ buồng trứng tới tử cung. Nếu ống dẫn trứng có vấn để sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thụ thai và những vấn đề có liên quan đến ống dẫn trứng chiếm đến 35% trong tổng số các vấn đề gây ra tình trạng vô sinh.
Nếu bạn gặp vấn đề về khả năng sinh sản, bác sĩ sẽ cho bạn làm một xét nghiệm X-quang đặc biệt gọi là HSG và một loại thuốc nhuộm đặc biệt được tiêm vào tử cung. Nó sẽ đi qua cổ tử cung và các ống dẫn trứng để xác định xem có bất kì sự tắc nghẽn nào không. Phụ nữ có tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, đã từng phẫu thuật ổ bụng hay một số yếu tố khác cũng có nguy cơ tắc nghẽn ống dẫn trứng cao.
8. Tử cung
Tử cung là nơi em bé của bạn sẽ sống trong 9 tháng, vì thế nó phải luôn ở trạng thái sẵn sàng nhất để tránh những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra với cả bạn và em bé. Tử cung của phụ nữ luôn phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn như một khối u có thể là lành tính nằm yên trong các niêm mạc tử cung hoặc hình thành sau những lần phẫu thuật có thể khiến phôi thai không thể gắn vào thành tử cung để phát triển.
Các phương pháp y tế có thể giúp loại bỏ những tắc nghẽn và giúp tái tạo niêm mạc tử cung, vì vậy bạn có thể an toàn hơn khi mang thai. Những dấu hiệu bất thường của tử cung có thể được xác định qua những lần kiểm tra sức khỏe.
9. Cổ tử cung
Nếu bạn từng làm một tiểu phẫu tên là LEEP liên quan tới việc cắt bỏ các mô có khả năng chứa các tế bào ung thư cao, bạn có khả năng bị các mô sẹo ở cổ tử cung và điều này ảnh hưởng tới quá trình mang thai. Tiến sỹ Sasson nói rằng trong nhiều trường hợp mô sẹo có thể đủ lớn để đóng cổ tử cung lại.
Nếu tình trạng nhẹ, bác sĩ dùng các biện pháp chuyên môn làm giãn cổ tử cung đủ để cho tinh trùng đi qua hoặc nếu tình trạng nặng hơn có thể bạn phải cắt bỏ cổ tử cung hoàn toàn và điều trị vô sinh bằng cách cấy trực tiếp phôi thai vào tử cung của bạn.
10. Tiền sử nội mạc tử cung
Nếu các tế bào nội mạc tử cung bắt đầu phát triển, bạn có thể mắc một chứng bệnh gọi là lạc nội mạc tử cung. Nó có thể gây đau, hay chảy máu bất thường, nghiêm trọng hơn nó có thể ảnh hưởng tới việc mang thai hay gây vô sinh. Bác sĩ có thể đề nghị biện pháp điều trị như nội soi ổ bụng để loại bỏ sẹo hoặc loại bỏ các u nang (chính là các nội mạc tử cung) hình thành xung quanh buồng trứng.
Hiện nay, hơn 10% số cặp vợ chồng thất vọng vì gặp phải vấn đề vô sinh không rõ nguyên nhân. Tiến sĩ Sasson khuyên rằng “nếu bạn dươi 30 tuổi, hãy cứ tiếp tục cố gắng. Nhưng nếu bạn trên 35 tuổi, hãy tham gia điều trị bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để giúp bạn có được một kết quả như mong đợi.
Theo - Yeutretho.com
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]