Loại bỏ chất độc trong măng
Trên cả 3 loại măng là măng trắng (lấy từ củ măng), măng trắng đã ngâm nước (măng đã ra nước và có vị hơi chua) và măng vàng (đã luộc và ngâm nước) thì hàm lượng xyanua rất cao, đây là chất độc có thể gây ra chết người , với 1 hàm lượng nhỏ giết người chỉ trong 1 phút. Độc chất này có nhiều trong măng và sẽ bay hơi dần trong môi trường nước. Tuy nhiên, trong quá trình ngâm măng chua, chất xyanua có trong loại măng này sẽ kết hợp một số enzyme hoặc một số chất trong ruột người và có khả năng gây ngộ độc cao.
Trước khi nấu măng cũng phải luộc qua với nước có cho chút muối từ 1 đến 2 lần nhằm giảm hàm lượng xyanua đến mức tối đa.
Cách phòng độc: Không nên chọn măng đã ngâm nước quá lâu sẽ bị rất chua. Khi mua măng về nên ngâm nước luôn trong nhiều giờ. Trước khi nấu cũng phải luộc qua với nước có cho chút muối từ 1 đến 2 lần nhằm giảm hàm lượng xyanua đến mức tối đa.
Độc chất trong sắn
Sắn cũng có nhiều độc chất xyanua có trong cả vỏ và thịt sắn, tuy nhiên phần vỏ có nhiều xyanua hơn. Khi luộc dù lột vỏ thì phần thịt của củ sắn vẫn còn chất độc này. Khi luộc với số lượng lớn thì chất độc sẽ tạo lên một lớp váng trên mặt nước. Ăn phải lớp váng này, người ăn sẽ bị ngộ độc ngay.
Cách phòng độc:Lột vỏ và rửa ngâm sắn nhiều giờ trong nước lạnh. Khi luộc nhớ mở nắp vung cho chất xyanua bay đi thì độc chất sẽ giảm đi nhiều.
Độc chất trong khoai tây
Khoai tây có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên khi khoai tây đào lên khỏi mặt đất lâu ngày tiếp xúc với nhiều yếu tố trong môi trường như ánh nắng mặt trời thì những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc những củ khoai có vỏ chuyển sang màu xanh thì hàm lượng chất gây độc có sẵn trong khoai tây solanin sẽ tăng đáng kể. Khi ăn phải khoai tây lúc này sẽ gây ngộ độc với các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, khó thở…
Không nên ăn khoai tây mọc mầm, vỏ xanh hoặc đã được đào lên khá lâu.
Cách phòng độc: Không nên ăn khoai tây mọc mầm, vỏ xanh hoặc đã được đào lên khá lâu.
Cách loại bỏ độc trong lạc
Lạc tươi nếu bảo quản không tốt, để trong môi trường nóng ẩm sẽ khiến lạc nhanh bị mốc. Nấm mốc ký sinh trên lạc thường rất độc hại, những người cơ địa không tốt ăn vào rất dễ ngộ độc.
Cách phòng độc: Bảo quản lạc nơi thoáng mát, lạc tươi còn hơi ẩm nên phơi khô dưới ăn nắng mặt trời cho khô rồi mới bảo quản trong nhà. Thường xuyên kiểm tra lạc để loại bỏ các hạt mốc. Không nên ăn những hạt có biểu hiện bị mốc, thâm đen hoặc có bề ngoài bất thường.
Loại "chất độc” ở rau, củ, quả
- Khi lựa chọn rau, củ, quả cần phải tìm mua tại các cửa hàng có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hiện nay, ở một số thành phố lớn như Hà Nội đã có các cửa hàng và sàn giao dịch bán rau sạch, người tiêu dùng nên mua tại đó.
- Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh, có thể họ hòa các hóa chất độc hại. Ngoài ra, các sinh tố vốn có trong rau tươi như sinh tố C, dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.
- Đối với các loại củ, quả, trước khi sử dụng cần được rửa sạch, có thể sử dụng nước muối hoặc ozone để khử trùng. Khi mua nên chọn củ quả còn tươi, toàn vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay. Các loại củ, quả phải được gọt vỏ, loại bỏ những chỗ trầy, xước, kẽ nứt, nẻ, dập, thối… vì đây là nơi vi sinh vật, các chất từ thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản có thể xâm nhập cao.
- Đối với rau, khi chế biến phải nhặt bỏ hết những phần có mối nguy hại, rửa sạch, khử trùng bằng nước muối hoặc ozone. Dù đã khử trùng bằng nước muối nhưng người tiêu dùng cũng không nên ăn rau sống.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]