hắc đến lẩu, em lại thèm rỏ quá đây. Em xin chia sẻ thêm một bí quyết học lỏm được từ một mẹ trên mạng. Đó là nên cho vào nồi lẩu vài thìa tinh dầu mè nguyên chất sẽ cho nồi lẩu của bạn một mùi vị khá đặc trưng đấy.
“Trời lạnh, chia sẻ bí quyết nấu lẩu Thái cực ngon”!
Em thì chẳng biết nấu lẩu Thái đâu dù mùa đông cũng rất thích xì xụp cùng anh xã ăn lẩu tại nhà vào mỗi cuối tuần. Thế nhưng, em cũng được mệnh danh là khéo tay hay làm. Cô dì, chú bác, anh chị em nội ngoại, nhà ai có vài mâm khách cũng đều nhờ vả em đến để nấu ăn giúp.
Được tiếng thế thôi nhưng vì món lẩu Thái em chưa nấu bao giờ nên thật sự không tự tin lắm. Song em cũng có kinh nghiệm nấu các loại lẩu khác cũng ngon không kém.
Trước hết là về nước dùng: em hay mua xương heo ở phía đuôi, lẫn xương bò, xương gà để về ninh lấy nước vì nước dùng như vậy mới đạt được độ ngọt như ý.
Vừa mới tuần trước, bạn của anh xã qua nhà chơi. Anh xã cũng đề nghị em nấu lẩu chiêu đãi bạn. Em nấu một nồi lẩu to và được bạn anh xã khen lắm. Buổi ăn lẩu cuối tuần hôm ấy vừa kinh tế và cũng rất vui vẻ ấm cúng.
Do đó, em cũng có một chút kinh nghiệm về vụ nấu lẩu theo bí quyết riêng của mình. Tất nhiên, em chỉ xin nhận đây là những kinh nghiệm nhỏ xíu thôi. Chắc chắn là chưa đầy đủ ạ nhưng mà em cứ tự tin post lên đây chia sẻ để chị tham khảo nhé. Có gì thì các bà nội chợ khéo tay hay làm khác cũng góp ý cho em luôn nhé để trình bếp núc và đặc biệt là trình nấu lẩu mùa đông của em lên tay.
Trước hết là về nước dùng: em hay mua xương heo ở phía đuôi, lẫn xương bò, xương gà để về ninh lấy nước vì nước dùng như vậy mới đạt được độ ngọt như ý.
Chị lưu ý là nếu dùng xương lợn không để ninh lấy nước thì cũng không ngọt lắm đâu. Chưa kể, nếu cho nhiều xương heo quá thì nước dùng bị ngán. Vì thêm cho 3 loại xương trên vào nước dùng sẽ có một nồi lẩu ngon vì nước lẩu sẽ ngọt mà không hề bị ngán.
Khi mua xương tại chợ hay các siêu thị, em thường đun qua 1 lần nước và rửa cho hết nước đen rồi thả xương hầm nước. Khi nước sôi lên là vặn nhỏ lửa lại để nước không bị đục.
Tiếp theo, nếu có sá sùng thì em cũng nướng vài con thả vào nước. Nước dùng sẽ ngọt thanh lắm ý. Kế đến, em cũng nướng cháy vài củ hành khô, bóc vỏ rồi thả vào nước sẽ khiến nồi nước thơm.
Nếu không thích thả sá sung và hành khô nướng vào nước dùng thì chị em cũng có thể cho xu hào và hành tây vào túi vải rồi thả nồi nước lẩu. Tuy nhiên, em không thích cách này vì nó có vẻ gây cho nước lẩu mùi vị không đặc trưng mấy.
Lúc này, em cũng tiếp tục cho thêm 1 gói gia vị lẩu mua ngoài chợ về. Nếu nấu lẩu gà, bạn nên cho gia vị lẩu gà. Nếu nấu lẩu bò hay hải sản, bạn cho thêm gói gia vị gà, hải sản. Như vậy, nó sẽ khiến nồi nước lẩu đảm bảo có mùi như ý.
Khi đã sở hữu một nồi nước lẩu có vị chua chua dịu và ngọt mát và đặc biệt khi nước lẩu đã đạt độ ngọt mong muốn gần ăn, lúc này chị em nên thái dứa mỏng thả vào nồi sẽ có vị chua thơm mùi dứa.
Cuối cùng em xin chia sẻ thêm một tí bí quyết em học lỏm được từ một mẹ ở trên mạng chỉ bảo. Đó là nên cho vào nồi lẩu vài thìa tinh dầu mè nguyên chất sẽ cho nồi lẩu của bạn một mùi vị khá đặc trưng đấy.
Nói chung, em thấy nấu lẩu không khó. Tất cả phụ thuộc vào việc mọi người định nấu lẩu gì mà cho gia vị và gia giảm phù hợp.
Với các trên của em thì em hay dùng cho lẩu bò, lẩu hải sản. Riêng với lẩu gà thì lại phải làm nguyên chất bằng xương heo và xương gà. Không nên cho thêm vị chua ngọt đâu nhá vì khi nhúng ngải cứu nó sẽ làm chua rau không được ngon đâu.
Nhắc đến lẩu làm em lại thèm quá đây. Cuối cùng em xin chia sẻ thêm một tí bí quyết em học lỏm được từ một mẹ ở trên mạng chỉ bảo. Đó là nên cho vào nồi lẩu vài thìa tinh dầu mè nguyên chất sẽ cho nồi lẩu của bạn một mùi vị khá đặc trưng đấy.
Theo Hương Ngân (Hà Nội) - Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]