Dự án công viên Safari đã bị bỏ hoang hơn 10 năm nay (Ảnh: Xuân Đàn). Ảnh minh họa
Ngoài ra, trong trường hợp dự án không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì Công ty CP VINPEARL tự chịu mọi khoản chi phí đã bỏ thực hiện.
UBND Tp.HCM chấp thuận tỷ lệ đất dành cho khu Safari là từ 60 – 70% so với tổng diện tích đất và diện tích còn lại xây dựng công trình thấp tầng phù hợp với khu sinh thái.
Đồng thời, giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc tổ chức thẩm định điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 theo đúng quy định, sau đó trình UBND thành phố phố xem xét, phê duyệt.
UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với UBND huyện Củ Chi công bố công khai ngay cho nhân dân được biết kế hoạch sử dụng đất và thực hiện các thủ tục đăng ký bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Bên cạnh đó, giao Sở Giao thông vận tải làm việc với Công ty CP VINPEARL để nghiên cứu phương án kết nối giao thông từ khu vực trung tâm thành phố và các khu vực lân cận đến dự án, trong đó có nghiên cứu phương án bố trí tuyến xe buýt nhanh và mở rộng tuyến đường Nguyễn Thị Rành.
Dự án công viên Sài Gòn Safari (Thảo Cầm viên mới) nằm trên địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng thuộc huyện Củ Chi, có diện tích hơn 485 ha, với vốn đầu tư dự tính lên đến 500 triệu USD. Dự án được đánh giá là công viên khu du lịch sinh thái lớn nhất Việt Nam, có tầm cỡ khu vực Đông Nam Á với chức năng trưng bày, bảo tồn, nhân giống các loài thú quý hiếm trên thế giới.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]