Theo đó, Tp.HCM xếp thứ tư nhờ tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản, Singapore và Hong Kong. Dù phân khúc chung cư đang phải đối mặt với nguy cơ thừa cung, các phân khúc khác vẫn được thị trường hấp thụ tốt. Ngoài ra, giá thuê văn phòng tại Tp.HCM hiện cao hơn ở Bangkok.
Bangalore (Ấn Độ) đã vượt 12 bậc so với kết quả khảo sát của năm ngoái để giữ ngôi vương tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nơi đây, với sự bùng nổ của ngành công nghệ - thông tin, tăng trưởng nhu cầu thuê văn phòng góp phần biến thành phố năng động này thành một thị trường đầy tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư địa ốc.
Tp.HCM xếp hạng 4 tại thị trường BĐS châu Á - Thái Bình Dương 2017. Ảnh minh họa
Vị trí thứ hai thuộc về Mumbai (Ấn Độ). Các nhà đầu tư nhận định, họ tin tưởng vào triển vọng tăng giá thuê văn phòng tại các khu trung tâm. Ngoài ra, các dự án hạ tầng, giao thông dự kiến hoàn thành vào năm 2019 được kì vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vùng ngoại ô.
Vị trí thứ ba về tay Manila (Philippines). Theo khảo sát, kiều hối từ lao động Philippines ở nước ngoài tiếp tục chảy vào BĐS. Các chuyên gia đánh giá, ngành BĐS của nước này đang ở trong thời điểm “nóng” nhất của chu kỳ, thích hợp để đầu tư.
Thâm Quyến (Trung Quốc) nắm giữ vị trí thứ năm. Tại Thâm Quyến, thị trường nhà ở hiện là thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trong ba quý đầu năm 2016, giá nhà tại đây đã tăng hơn 40% so với cùng kì năm trước. Giá thuê văn phòng cũng tăng gấp đôi so với năm 2009.
Các vị trí tiếp theo trong top 10 lần lượt thuộc về Thượng Hải (Trung Quốc), Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan), Sydney (Australia) và Quảng Châu (Trung Quốc).
Còn Bangalore (Ấn Độ) đã vượt qua Tokyo để xếp vị trí đầu tiên trong những thị trường đầu tư nhà đất triển vọng nhất trong năm 2017.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]