1. Ánh sáng là quan trọng bậc nhất với nhà bếp nhỏ
Có 3 loại ánh sáng cần thiết cho nhà bếp. Một là, ánh sáng trên cao (thường là ánh sáng trắng) làm tăng không gian nhà bếp và cung cấp thẩm mỹ cho toàn bộ không gian. Bạn có thể sử dụng đèn LED hoặc đèn neon để tạo ra loại ánh sáng này.
Phòng bếp ngập tràn ánh sáng không những tạo cảm giác sạch sẽ, sáng sủa mà còn “ăn gian” diện tích hơn rất nhiều.
Hai là, ánh sáng khu vực bếp nấu, hộc tủ, bồn rửa (thường là ánh sáng vàng). Loại ánh sáng này có thể soi sáng cho bề mặt bàn làm bếp, nâng cao hiệu quả cho việc chuẩn bị thức ăn và làm cho các món đồ ăn trông hấp dẫn dẫn hơn.
Ánh sáng luôn đóng vai trò quan trọng trong nhà bếp nhỏ.
Cuối cùng và quan trong nhất là ánh sáng tự nhiên. Đây là lựa chọn số 1 cho nhà bếp nhỏ của bạn. Ánh sáng tự nhiên đem lại cho phòng bếp một không gian mát mẻ, thoáng mát và cảm giác rộng rãi hơn rất nhiều.
2. Sử dụng tủ bếp sát trần
Nếu căn hộ của bạn cũng gặp phải “vấn nạn” trần bếp thấp thì tủ bếp sát trần là lựa chọn tối ưu.
Loại tủ này không những sẽ khắc phục được nhược điểm trần bếp thấp của đại đa số thiết kế chung cư hiện nay, mà còn tận dụng được diện tích để tăng không gian lưu trữ.
3. Đồ nội thất nhỏ gọn
Một gian bếp nhỏ buộc bạn phải lựa chọn những món đồ nội thất nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích. Đó có thể là một chiếc bếp ga cỡ nhỏ, lò vi sóng /tủ lạnh/ nồi cơm điện cỡ nhỏ,...
4. Không gian “3 in 1”
Xu hướng không vách ngăn giữa bếp, phòng ăn và phòng khách giúp căn hộ thoáng đãng hơn.
Bếp, phòng ăn và phòng khách vốn giữ vai trò quan trọng trong mỗi căn nhà. Nếu căn hộ của bạn quá nhỏ để thiết kế bếp, phòng ăn và phòng khách tách biệt thì việc “gom” chúng thành một không gian chung, thông suốt và rộng rãi, không phải một ý kiến tồi.
Sự liên thông giữa bếp, phòng ăn và phòng khách giúp 3 không gian này “ngăn” mà không “cách”.
Kiểu không gian 3 trong 1 này ngoài việc giúp cho diện tích sử dụng được tăng thêm, nó còn làm tăng hiệu quả thẩm mỹ, đánh lừa thị giác, tạo nên sử liền mạch trong sinh hoạt, giúp chủ nhà tận hưởng không gian sống khoáng đạt trong căn hộ có diện tích khá khiêm tốn.
5. Khéo léo trong sử dụng màu sắc
Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà bếp
Những gam màu tối sẽ làm nhà bếp của bạn nhỏ càng thêm nhỏ, không những thế còn có vẻ ẩm thấp và chật hẹp hơn. Hai gam màu được xem là giải pháp tối ưu cho gian bếp nhỏ chính là màu nude và màu trắng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp nhiều màu sắc trong nội thất nhà bếp. Tuy nhiên, cần tìm hiểu thật kĩ bởi chỉ cần thiếu tinh tế một chút, gian bếp của bạn sẽ trở nên lộn xộn, hỗn tạp đủ các màu ngay.
6. Tận dụng triệt để mọi khoảng không gian
Thay vì đặt những vật dụng dưới sàn nhà, tại sao bạn lại không treo nó ở trên cao? Có cần thiết phải đặt thêm tủ đựng gia vị hay không, trong khi hốc tường âm hoàn toàn có thể đảm nhiệm tốt vai trò này?
Hãy nhớ rằng, bất cứ một góc nhỏ nào hoặc một khoảng trống nào cũng có thể được tận dụng để tiết kiệm diện tích và tăng không gian lưu trữ!
7. Hãy “giấu” thùng rác đi!
Thùng rác thông minh được kết hợp với bàn bếp.
Thùng rác là vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp. Tuy nhiên, bạn lại thường xuyên không thoải mái vì thùng rác chiếm dụng một góc sàn nhà vốn đã rất chật hẹp. Vậy thì tủ bếp tích hợp thùng rác sẽ giúp việc bỏ rác của bạn đơn giản hơn nhiều mà lại giải phóng khoảng không gian sàn nhà bị thùng rác chiếm dụng.
Thùng rác âm bên trong khoảng tủ không những giúp căn bếp gọn gàng, ngăn nắp hơn mà còn hạn chế tối đa mùi khó chịu.
8. Nội thất đa năng/âm tường
Bếp luôn là không gian tạo cảm giác bừa bộn nhất. Vì vậy, sẽ là thảm họa nếu như bạn không thiết lập cho mình thói quen luôn cố gắng để bếp gọn gàng nhất có thể. Sự lộn xộn đồng nghĩa với chật chội.
Chiếc tủ bếp tích hợp bếp điện, bồn rửa, lò vi sóng kiểu ngăn kéo, tủ lạnh và máy rửa bát dạng nhỏ có thể không đáp ứng nhu cầu sử dụng của những gia đình đông đúc nhưng lại là giải pháp hoàn hảo cho những nhà bếp nhỏ.
Những chiếc tủ âm tường thoạt nhìn chỉ như một bức vách nhưng có thể giúp bạn sắp đặt gọn gàng mọi thứ đồ.
9. “Ăn gian” diện tích nhờ gương
Khu vực nhà bếp như rộng hơn nhờ gương kính giúp “nhân đôi” không gian.
Thực chất đây là cách đánh lừa thị giác và não bộ, một tấm gương lớn trong nhà bếp nhỏ sẽ giúp bạn có cảm giác khoảng không gian này rộng lớn hơn.
10. Bố trí vật dụng hợp lý và khoa học
Đặt thiết bị điện gần nguồn điện, thiết bị cấp thoát nước ngay sát đường ống nước,... Thay vì để các đồ gia dụng có kích thước lớn, các loại máy móc,... ra bên ngoài thì tốt nhất hãy nhét chúng vào tủ.
Với cách này, nhà bếp của bạn sẽ vừa gọn gàng tiện lợi, vừa tiết kiệm được diện tích và tạo cảm giác rộng rãi hơn rất nhiều.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]