Cây cầu này được khánh thành vào ngày này cách đây 112 năm, ngày 28/2/1902. Cầu Long Biên được thiết kế theo kiểu có rầm chìa mà công ty Daydé & Pillé áp dụng lần đầu tiên cho cây cầu ở Tobiac (Pari) trên tuyến đường sắt Pari - Orleans của nước Pháp. Cầu có chiều dài là 1.862m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Giữa cầu có đường ray đơn dành cho tàu hỏa. Hai bên cầu có đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ.
Cầu Long Biên do Pháp xây dựng, thời đó đặt tên là cầu Doumer.
Cầu có chiều dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m và đường dẫn được xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đặc biệt, luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không ở bên phải như các cầu thông thường khác.
Cây cầu đi ngược chiều
Cầu xây dựng chủ yếu để phục vụ tuyến xe lửa chở nguyên, nhiên liệu trong cuộc khai thác thuộc địa của Pháp.
Cầu Long Biên từng bị nghiêng vì những dòng xe của thực dân điều quân từ trong nội thành sang sân bay Gia Lâm, tăng cường cho chiến trường Điện Biên Phủ. Mặc dù có trích dẫn như thế, nhưng chưa một tờ báo nào để ý đến việc phân luồng giao thông độc đáo ở cây cầu lịch sử này.
Những người Pháp thiết kế cầu kiểu Pháp, ban đầu lối đi được thiết kế để đi bên phải. Nhưng tại sao lối đi của cầu Long Biên lại bên trái? Nguyên nhân rất đơn giản: Khi người Pháp thực hiện công cuộc khai thác tại miền Bắc, mọi sản vật, khoáng sản đều được chuyển về “mẫu quốc” theo đường cảng Hải Phòng.
Xe cơ giới chở đi thì nặng, quay về Hà Nội thì nhẹ. Do quá trình thăm dò địa chất khi thi công chưa thật tốt, nên càng ngày bên phải cầu càng phải chịu tải trọng lớn hơn bên trái và... nghiêng dần sang phải. Nhằm khắc phục tạm việc nghiêng cầu, người Pháp đã phân luồng xe chạy sang bên trái.
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám nổ ra, chính quyền về tay Việt Minh và người dân vẫn giữ thói quen đi lại đó. Dần dần, qua năm tháng, việc đi bên trái đã trở thành bình thường và là một nét độc đáo của cây cầu trăm tuổi nối hai bờ sông Hồng, dù điều này chẳng mấy ai biết đến và để tâm.
Các bạn trẻ tìm đến đây để lưu giữ lại khoảnh khắc kỷ niệm của mình.
Hà Nội của hôm nay hối hả trong dòng chảy của thời đại mới và đã có thêm nhiều cây cầu hiện đại, bề thế. Vai trò huyết mạch giao thông đã không còn, cầu Long Biên giờ chỉ dành cho người đi xe đạp, xe máy và những đoàn tàu, nhưng cây cầu vẫn không mất đi vị trí vốn có của nó trong lòng người Hà Nội: mỗi sáng, từng đoàn xe chở rau xanh, cây cảnh... vào nội thành, công nhân viên chức đến cơ quan, nhà máy, các bạn học sinh, sinh viên đến trường. Gió sông Hồng thổi qua cầu, thổi đi những giọt mồ hôi mặn mòi, vất vả của cuộc sống thường ngày...
Kim Ngân (TH) - Landmarkvietnam
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]