Khẩu hiệu "Nước Mỹ trước tiên" dường như sẽ không đi chệch khỏi con đường hiện tại, ngay cả khi đảng Dân chủ giành được Hạ viện, các chiến lược gia cho hay.
NBC dự kiến rằng đảng Dân chủ chiếm đa số ghế trong Hạ viện, trong khi đảng Cộng hoà lại chiếm ưu thế ở Thượng viện. Cả hai viện tạo nên Quốc hội - cơ quan đưa ra những quyết định quan trọng của quốc gia - và sự chấp thuận từ mỗi bên đều được yêu cầu phải thông qua các dự luật để đi đến luật.
Kết quả diễn ra theo dự kiến là một thách thức với ông Trump trên một số lĩnh vực, như chi tiêu quân sự và các thương vụ kinh doanh nước ngoài, gây khó khăn hơn đối với tổng tư lệnh khi thông qua bộ luật lớn. Tuy nhiên, đối với chính sách thương mại, mội trong những lĩnh vực có liên quan mật thiết với cộng đồng quốc tế, ông Trump lại thích quyền hành pháp và có thể thiết lập các điều khoản, cho dù Quốc hội có bị chia rẽ hay không.
Đó là bởi vì "Quốc hội không có nhiều quyền hạn trong đối với việc kiểm soát chính sách thương mại", các nhà phân tích của RBC Capital Markets cho biết trong một lưu ý. Thay vào đó, "phòng Bầu dục (oval office) có quyền lực hơn khi hành động đơn phương", có nghĩa là tổng thống "có thể tiếp tục thúc đẩy chương trình nghị sự thương mại của mình", các nhà phân tích nói thêm.
Cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà đều được cho là ủng hộ lập trường cứng rắn hơn trong các hoạt động thương mại và sở hữu trí tuệ với Trung Quốc. Theo đó, tổng thống có thể nhận được sự ủng hộ từ hai phía nếu ông thôi thúc Bắc Kinh giảm thâm hụt song phương.
"Có ít phạm vi thoả hiệp đối với các chính sách thương mại hơn là những trường hợp đã xảy ra trước đây", David Adelman, cựu đại sứ Mỹ tại Singapore trả lời CNBC. Ông nói: "Đảng Dân chủ truyền thống đã trở thành một đảng bảo hộ nhiều hơn, trong khi đảng Cộng hoà của ông Trump lại cực kỳ hiếu chiến với mọi thứ liên quan đến Trung Quốc."
Kết quả là, Adelman cho biết cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ không có ảnh hưởng đến chính sách bảo hộ của ông Trump. Chỉ khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu hứng chịu những đợt "đánh" thuế quan thì Quốc hội sẽ đưa Nhà Trắng để "giao nhiệm vụ".
Tuy nhiên, nếu ông Trump lại đưa ra mức thuế quan với Liên minh Châu Âu (EU) hoặc không quyết định rúi khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đảng Dân chủ hoàn toàn có thể can thiệp.
Các nhà kinh tế học tại ING cho biết: "Trong khi thương mại không nhất thiết là một vấn đề quan trọng đối với đảng Dân chủ, thì không chắc rằng họ sẽ ủng hộ một cuộc chiến thương mại với một đồng minh lâu năm như EU."
Các nhà kinh tế nói thêm: "Việc rút khỏi WTO dường như không nhận được nhiều sự đồng thuận từ đảng Dân chủ, vì vậy, Quốc hội có thể sẽ đưa ra nhiều sự kháng cự hơn đối với chính sách thương mại so với trước đây."
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]