Search
Thứ 6, 30/06/2017, 11:00 AM

Viêm dạ dày trẻ em và nỗi ám ảnh của vi khuẩn HP

(Sức khỏe) - HP có thực sự nguy hiểm; Khi nào thì cần xét nghiệm tìm HP; Khi nào thì cần điều trị và đau bụng trẻ em có nhất thiết cần tìm cho ra HP hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về những băn khoăn trên.

Trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ và triển khai rộng rãi của các kỹthuật xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong dạ dày, rất nhiều trường hợp được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, hiểu biết của phụ huynh còn chưa đầy đủ, cùng với gần đây tại một số phòng khám tư nhân, có sự cảnh báo “quá lên” của một số thầy thuốc mà vi khuẩn HP đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Vậy HP có thực sự nguy hiểm; Khi nào thì cần xét nghiệm tìm HP; Khi nào thì cần điều trị và đau bụng có nhất thiết cần tìm cho ra HP hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về những băn khoăn trên.

Sơ lược về vi khuẩn HP

Viêm dạ dày trẻ em và nỗi ám ảnh của vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP

HP (Helicobacter Pylory) là 1 xoắn khuẩn gram âm, cư trú trong dạ dày người. Có tới 50% dân số trên thế giới bị nhiễm vi khuẩn này, nhưng chỉ ở 15% số người bị nhiễm HP có thể trở thành viêm loét dạ dày, tá tràng và chỉ 1% chuyển sang ung thư dạ dày. Còn lại 85% trong số họ vẫn khỏe mạnh hoàn toàn mà không bị viêm.

Ở các nước đã phát triển như Hoa Kỳ trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm HP ít hơn, tỉ lệ này là 10% ở nhóm tuổi 10 - 18 tuổi và lên tới 50-60% ở người trên 60 tuổi.

Tại các nước đan phát triển  trong  đó có Việt Nam  60 - 80%  trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP,  do vậy việc  chỉ định cho trẻ em làm các xét nghiệm phân, hơi thở, máu… chỉ để chẩn đoán nhiễm HP hay không là một sự lạm dụng nhằm mục tiêu là  chính vì xác suất con bạn dương tính với HP là rất cao. Vậy khi nào cần xét nghiệm HP sẽ bàn ở mục sau.

Những câu hỏi cần lời đáp về HP

Con có bị lây HP từ cha mẹ?

Vì HP lây nhiễm theo đường miệng - miệng, phân - miệng, nên các thành viên trong gia đình có thói quen  ăn chung mâm, dùng chung chén đũa, bón mớm cho trẻ làm tăng khả năng bị nhiễm HP cho trẻ.

Trẻ bị đau bụng có cần đi xét nghiệm tìm vi khuẩn HP không?

Có thể  nói, đau bụng trẻ em là một chủ đề rất khó trong thực tiễn lâm sàng của các bác sĩ nhi. Đau bụng mạn tính ở trẻ em rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau và hầu hết là lành tính. Ví dụ đau bụng chức năng, đau bụng do giun, do tâm lý, do biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày… Bạn cần đưa bé đi khám để bác sĩ xác định xem bé đau bụng vì nhóm nguyên nhân nào trước khi có quyết định cho bé xét nghiệm tìm HP hay không.

Khi nào thì cần cho trẻ đi tìm vi khuẩn HP?

Bác sĩ sẽ cho bé xét nghiệm khi: Trẻ có loét đường tiêu hóa phát hiện qua nội soi hay chụp Xquang cản quang; Trẻ có bố mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày; Trẻ có thiếu máu thiếu sắt đã điều trị đầy đủ theo phác đồ nhưng không đáp ứng và không tìm thấy nguyên nhân nào khác; Trẻ đau bụng mạn tính gợi ý do viêm loét dạ dày, tá tràng với các triệu chứng: cơn đau kéo dài (trẻ ôm bụng khóc, tái nhợt, nằm im), đau liên quan tới bữa ăn (trước, sau ăn), kèm theo hay ợ, ói, rối loạn tiêu hóa kéo dài hay đau rõ vùng thượng vị; Ung thư dạ dày giai đoạn đầu.

Các phương pháp tìm vi khuẩn HP

Các  phương pháp xâm lấn (qua nội soi dạ dày): Sinh thiết làm mô bệnh học, test urease, nuôi cấy, PCR. Được chỉ định khi trẻ có gợi ý của bệnh viêm dạ dày - tá tràng. Thông qua nội soi bác sĩ sẽ lấy một phần niêm mạc dạ dày ở nhiều vị trí khác nhau để tìm vi khuẩn HP. Nhược điểm của phương pháp này là thường phải gây mê. Đâyy là điều mà phụ huynh lo lắng nhất, vì vậy hãy thảo luận kỹ với bác sĩ về chỉ định và phương pháp nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là có thể thực tiếp quan sát niêm mạc thực quản, dạ dày, tá tràng để đánh giá có bị tổn thương hay không, tổn thương nặng hay nhẹ. Trong một số trường hợp phải nội soi để cấp cứu: chảy máu dạ dày - tá tràng chẳng hạn.

Các phương pháp không xâm lấn:

Test hơi thở (thổi bóng hay thổi thẻ): Phương pháp này chỉ làm được ở trẻ lớn đã biết nuốt nguyên viên thuốc. Nguyên tắc của phương pháp này như sau: Bệnh nhân sẽ được cho uống một loại thuốc (viên nang hoặc dung dịch) có chứa một đồng phân ít gặp của carbon là đồng phân phóng xạ C-14 hoặc không phóng xạ là C-13. Trong vòng từ 10-30 phút có thể định lượng được lượng đồng vị carbon đánh dấu trong hơi thở và điều này chỉ ra rằng có sự tồn tại của Urease (enzyme mà vi khuẩn HP tiết ra để phân hủy Urea trong dạ dày và gây độc niêm mạc dạ dày) trong dạ dày và do đó nhận biết có sự hiện diện của vi khuẩn HP.

Tìm kháng nguyên HP trong phân, tìm kháng thể trong nước tiểu và nước bọt, tìm kháng thể trong huyết thanh (xét nghiệm máu). Mỗi phương pháp có độ đặc hiệu, độ nhạy khác nhau. Xét nghiệm máu chỉ dùng để nghiên cứu chứ không dùng để xác định tình trạng hiện tại và giúp cho điều trị.

Xét nghiệm phân và hơi thở nhằm xác định có hay không nhiễm HP ở thời điểm hiện tại, và theo dõi kết quả điều trị diệt HP.

Sinh thiết dạ dày và các test hơi thở, phân… chỉ thực hiện khi ngừng tất cả các thuốc liên quan tới dạ dày (các thuốc giảm tiết acid ít nhất 2 tuần (nhóm PPI như omeprazole, esomeprazole…, các kháng sinh ít nhất 4 tuần) nếu không sẽ cho kết quả không chính xác (âm tính giả).

Khi nào xác định chắc chắn bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày?

Tiêu chuẩn vàng là nuôi cấy HP dương tính. Nếu không nuôi cấy được thì  phải có một mẫu giải phẫu bệnh dương tính kèm theo ít nhất 1 trong 3  test sau dương tính: Clo test; Test kháng nguyên phân; Test hơi thở

Như vậy theo tiêu chuẩn quốc tế, để chẩn đoán một em bé bị nhiễm HP, các điều kiện khá chặt chẽ chứ không phải cứ thổi vào máy ra dương tính là đã chẩn đoán và kê kháng sinh hàng loạt như hiện nay nhiều phòng khám, vẫn làm.

Khi nào thì cần điều trị HP?

Chỉ điều trị kháng sinh diệt HP trong những tình huống sau: Tất cả các trường hợp loét dạ dày, hành tá tràng (xác định qua nội soi) mà có HP (+); Trẻ trước đây có loét dạ dày, hành tá tràng hiện nay không loét không đau nhưng có vi khuẩn HP (+) vẫn nên điều trị; Viêm teo dạ dày kèm theo chuyển sản ruột; Trẻ có tổn thương viêm trên nội soi, HP (+) và có cha/mẹ bị loét hay ung thư dạ dày. Nếu không có tiền căn gia đình thì cân nhắc điều trị (bởi chỉ định này dễ bị lạm dụng nhất).

Khi trẻ có dấu hiệu lâm sàng gợi ý viêm loét dạ dày, tá tràng, làm các test không xâm lấn (phân, hơi thở) dù có dương tính nhưng cần phải tiến hành nội soi chẩn đoán trước khi quyết định điều trị. Trên thực tế điều này khó vì không phải trẻ nào cũng soi được.

Đối với trẻ bị thiếu máu thiếu sắt và giảm tiểu cầu thì tự miễn kháng trị vi khuẩn HP.

Lộ trình điều trị viêm dạ dày do HP

Khi đã quyết định điều trị viêm dạ dày HP (+). Con bạn sẽ phải uống rất nhiều thuốc trong thời gian dài, thường là 2-3 tháng. Trong đó 2 tuần đầu sẽ phải dùng tới 2 loại kháng sinh, 1 loại  giảm tiết acid dịch dạ dày.  Có nhiều phác đồ điều trị khác nhau tùy theo vùng và khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.

Với các thuốc giảm tiết acid dịch vị như omeprazole, esomeprazole… ngoài tác dụng làm giảm độ acid trong dịch vị, nó có tác dụng phụ gây loãng xương nếu dùng thời gian dài. Tác dụng kiềm hóa dịch vị dẫn tới giảm khả  năng bảo vệ của hàng rào  dịch vị với cơ thể, vi khuẩn có thể sống sót vượt qua dạ dày gây bệnh, đặc biệt là viêm phổi ở trẻ em.

Việc sử dụng nhiều kháng sinh trong thời gian dài dễ gây các tác dụng phụ như loạn khuẩn đường ruột, tiềm ẩn nguy cơ kháng thuốc của  các loài vi khuẩn.  Do vậy việc chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày do HP phải hết sức cẩn thận và chỉ điều trị khi có đầy đủ các căn cứ, chứ không thể chỉ định xét nghiệm và điều trị tràn lan như hiện nay.

Một điều lưu ý đối với bệnh nhân là: không phải cứ uống kháng sinh là sẽ diệt được HP. Bởi theo thời gain cùng với sự lạm dụng kháng sinh bừa bãi, HP ngày càng khó trị. Tỉ lệ HP kháng kháng sinh ngày càng cao. Điều này  khiến cho các nhà lâm sàng phải tạo ra nhiều công thức tiệt trừ HP bằng cách phải dùng đến những loại kháng sinh mạnh hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau.

Theo thống kê, vi khuẩn HP kháng metronidazloe lên tới 70% ở các nước đang phát triển, 33% ở châu Âu, 20-50% ở Mỹ. Tương tự như vậy clarithromycin HP cũng đã kháng với tỉ lệ cao.

Việc diệt trừ HP có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Các yếu tố dẫn tới thất bại phải kể đến: Tình trạng kháng kháng sinh; Tuân thủ điều trị và cơ địa chuyển hóa thuốc, đặc biệt ở trẻ em; Bản thân vi khuẩn độc lực quá mạnh.

Ngoài ra, sau khi điều trị rồi thì vẫn có khả năng tái nhiễm HP. Với lối sinh hoạt của người dân Việt Nam thì khả năng tái nhiễm là  khá cao. Theo thống kê cho thấy tại các nước đang phát triển, có tới 13% người lớn bị tái nhiễm, trẻ em là 2% trong vòng một năm.


Tin khác

Mẹ và bé

Vitadairy là công ty sữa duy nhất vào top 10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất việt nam 2024
Ngày 24-04 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam được Vinh danh trong top 10 Doanh...
 
Công bố sản phẩm mới Varna Colostrum dưới sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thuỵ Điển (NNRIS) và Công ty Sterling Technology (Mỹ)
Nutifood Thụy Điển công bố ra mắt sản phẩm Varna Colostrum được đặc chế phù hợp cho thể trạng người...
 
Có nên giữ trẻ vô khuẩn?
Sống trong một thế giới nhiều vi khuẩn và ô nhiễm hiện nay khiến nhiều bố mẹ lo lắng không...
 
Vì sao cần bổ sung vitamin hợp lý cho trẻ em?
Vitamin và khoáng chất giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và thể lực của...

Sức khỏe gia đình

Wellness Expo 2024: Lan tỏa lối sống lành mạnh, thân thiện với môi trường
Với chủ đề “Sống lành từ thiên nhiên”, Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và...
 
VitaDairy được vinh danh doanh nghiệp xuất sắc Châu Á tại APEA 2024
Ngày 3.10.2024 tại lễ trao giải thưởng Doanh nghiệp châu Á Asia Pacific Enterprise Awards (APEA 2024) vừa được...
 
 
Bác sĩ ung bướu Nhật Bản tiết lộ 10 món mà
Bác sĩ ung bướu Nhật Bản tiết lộ 10 món mà "tế bào ung thư sợ nhất": Món nào người...
7 lỗi thường gặp khiến bạn mãi không đậu phỏng vấn xin việc
Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao mình mãi không vượt qua vòng phỏng vấn xin việc dù sở...
 
Có nên hay không nên nếu xin việc… lại ở công ty cũ?
Trải qua các vị trí ở các công ty khác nhau, có bao giờ bạn cảm thấy không hài lòng...
 
Tổng hợp sự kiện Việt Nam - Brazil
15 năm, kể từ lần dẫn dắt đội tuyển Olympic Brazil sang thi đấu giao hữu với đội tuyển Việt...
 
Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điều gì khiến bạn khác biệt?”
Thể hiện những phẩm chất độc đáo của bạn là điều cần thiết trong thị trường việc làm cạnh tranh...
 
CEO JPMorgan cảnh báo: Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, vẫn chưa khép lại lộ trình thắt chặt chính sách
CEO của JPMogarn, Jamie Dimon, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng có khả năng Fed sẽ tăng lãi...
 
4 con giáp sinh ra là những ngôi sao may mắn, đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, càng về già càng ngập tràn phúc lành
Nhờ được phúc lành vây quanh, 4 con giáp này vượt qua được nhiều gian khó trong cuộc đời.
Dấu hiệu nhận biết rau
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số đặc điểm để nhận biết rau có thuốc trừ sâu,...
 
Delectech ra mắt Tính Năng Mới cho Seotobo: Viết Nội Dung Tự Động giúp SEO đỉnh cao
Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành xu thế, việc tích hợp AI vào...
 
MART24H – NƠI KẾT NỐI TRIỆU TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
Ngày 10/01/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Mart24h cùng với Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam đã...
 
Maritime Bank trao 4 cây vàng cùng hàng nghìn quà tặng  cho các khách hàng may mắn
Tháng 1/2018, Maritime Bank đã trao thưởng 4 cây vàng cùng 27 chỉ vàng đầu tiên của chương trình “Lộc...
 
Thị Phần Lò Đốt Rác của các Hãng tại Việt Nam
Những năm qua để giải quyết bài toán về xử lý rác thải nông thôn thì phương án mua lò...
 
Tuyển dụng trưởng phòng vé & trưởng nhóm quản lý bảo trì máy bay
Hãng hàng không Eastar Jet Co., Ltd tại Hàn Quốc tuyển dụng

Sức khỏe sinh sản

Thói quen xấu
Sau một nghiên cứu mới của Trường Công nghệ Y học ở Haifa, Israel, thì có vẻ như nam giới...
 
Bài thuốc giúp lấy lại bản lĩnh phái mạnh
Yếu sinh lý ở nam giới là tình trạng “cậu nhỏ” không có khả năng cương cứng hoặc không duy...
 
5 dấu hiệu nhận biết yếu sinh lý ở nam giới
Yếu sinh lí là nỗi lo của nhiều đấng mày râu trong đời sống tình dục, nó làm cho chàng...
 
Những thói quen khiến “cậu nhỏ” đuối dần
Ngoài nguyên nhân do tuổi tác, tâm lý, bệnh tật thì có những thói quen hàng ngày tưởng như vô...

Bí quyết sống khỏe

Wellness Expo 2023 – Sự kiện truyền cảm hứng sống khỏe trong cộng đồng
Với thông điệp “Hành trình sống khỏe”, triển lãm Wellness Expo 2023 không chỉ là một triển lãm thương mại...
 
InterContinental Danang giới thiệu chuỗi trải nghiệm chăm sóc sức  khỏe toàn diện
Hành trình chăm sóc sức khỏe diễn ra trong một ngày của khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Đà Nẵng...
 
Ung thư máu không phải là dấu chấm hết
Mặc dù là ung thư, nhưng ung thư máu là một trong những bệnh ung thư có thể chữa khỏi,...
 
Phòng khám Đa khoa Hữu Thọ - Nơi bạn đặt niềm tin để bảo vệ sức khỏe
Phòng Khám Đa Khoa Hữu Thọ là một trong số ít những phòng khám hội tụ đầy đủ các yếu...
Top
Điện thoại:

Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]

2.64322 sec| 2026.773 kb