Thân nhiệt cơ thể ở mỗi người, từ trẻ em đến người lớn đều dao động trong giới hạn từ 36,5 - 37,50C, không phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài và tùy theo các cơ quan, tổ chức của cơ thể mà có nhiệt độ khác nhau như: ở gan bàn tay - bàn chân thì có nhiệt độ dao động 31 - 32,50C, ở nách từ 36,2 - 370C, nhiệt độ cao nhất trong cơ thể là ở gan nhiệt độ lên đến 39,50C, nhiệt độ tương đối ổn định ở miệng từ 37,2 - 37,50C và hậu môn 36,6 - 37,20C. Được gọi là sốt khi thân nhiệt ở nách, ở miệng, hậu môn trên mức giới hạn 37,5 - 380C. Các nhà y học phân chia:
Sốt nhẹ khi thân nhiệt tăng từ 38 - 390C.
Sốt vừa khi thân nhiệt từ 39 - 400C.
Sốt cao khi thân nhiệt trên 410C.
Sốt còn có một ý nghĩa quan trọng khác là nhằm đánh giá tình trạng đáp ứng tốt với điều trị, đáp ứng tốt thì sốt sẽ giảm. Với trẻ em, do trung khu điều hòa thân nhiệt ở não có cấu tạo chưa hoàn chỉnh ở những năm đầu đời nên thân nhiệt dễ dao động, như trường hợp bé mọc răng, bé biết bò, biết trườn, mặc quá nhiều quần áo, sau tiêm chủng… được gọi là tăng thân nhiệt sinh lý. Bên cạnh tăng thân nhiệt do sinh lý, còn có rất nhiều nguyên nhân do bệnh lý, khiến trẻ bị sốt.
Được gọi là sốt khi thân nhiệt ở nách, ở miệng, hậu môn trên mức giới hạn 37,5 - 380C
Sốt do nhiễm siêu vi
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra sốt ở trẻ em, bệnh thường khỏi sau 5 - 7 ngày, có rất nhiều loại siêu vi gây bệnh cho trẻ em.
Sốt xuất huyết: sốt cao đột ngột liên tục từ 2 - 7 ngày; thì xuất hiện những chấm hoặc mảng xuất huyết ở dưới da, nếu nặng hơn thì kèm theo chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đôi khi có xuất huyết nội tạng.
Sốt do virút cúm: dấu hiệu đầu tiên thường là trẻ bị tắc nghẽn ở mũi, sau đó biểu hiện hắt hơi, ho khan và chảy nước mũi; kèm theo sốt, sốt thường là nhẹ khoảng nhiệt độ từ 37,8 - 380C, trường hợp bội nhiễm thì sốt cao, trẻ khó chịu, quấy khóc, chán ăn, bỏ bú…
Sốt do virút Rubella: biểu hiện sốt nhẹ, sau đó phát ban và viêm họng đường hô hấp trên, nổi hạch vùng chẩm, sau tai và cổ.
Sốt do virút sởi: trẻ sốt cao liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi, mắt đỏ, từ ngày thứ 4 ban xuất hiện ở mặt, lan ra chân và chi.
Sốt do bệnh tay - chân - miệng: khi trẻ bị tay chân miệng, trẻ bị sốt, đồng thời cũng xuất hiện những nốt phỏng rộp ở gan bàn chân, bàn tay, trong miệng làm cho trẻ ăn, uống khó khăn, nên làm cho trẻ biếng ăn, quấy khóc, mệt mỏi nhiều.
Sốt do virút thủy đậu: khi bệnh khởi phát, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau mình mẩy, sau đó trên thân mình trẻ xuất hiện những nốt hồng ban có đường kính vài milimét, sau 1 - 2 ngày mới xuất hiện các nốt đậu. Phỏng nước xuất hiện đầu tiên ở mặt, ngực và lưng sau đó lan dần khắp cơ thể. Mụn bóng nước ban đầu chứa chất dịch màu trong sau một ngày sẽ chuyển sang đục như mụn mủ. Sau 2 - 3 ngày mụn có thể đóng vảy. Các mụn nước này mọc làm nhiều đợt khác nhau nên trên cùng một vùng da có thể thấy nhiều dạng khác nhau, đỏ rát, mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vảy…
Sốt xuất huyết
Trẻ bị sốt do nhiễm vi trùng
Sốt do viêm họng - viêm Amydal cấp: bệnh thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39 - 400C, kèm theo nuốt đau, rát họng, khàn tiếng; có thể kèm theo các triệu chứng khác: chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Với bé còn bú mẹ, viêm họng thường kèm theo bú ít hoặc bỏ bú, há miệng khi ngủ, bứt rứt khó chịu và quấy khóc. Với trẻ lớn hơn triệu chứng kêu đau vùng họng, chán ăn nên dễ làm cho cha mẹ nhầm tưởng rằng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng.
- Nhiễm trùng đường hô hấp như: viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, áp-xe phổi, trẻ thường có biểu hiện sốt, ho khạc đờm hay máu, đau ngực, khó thở…
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu như: viêm bàng quang, viêm mủ bể thận, viêm cầu thận cấp, trẻ bị sốt kèm theo tiểu buốt - tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu đục hay hồng, có phù, đau vùng thắt lưng.
- Nhiễm trùng đường gan mật, trẻ thường sốt cao kèm theo vàng da, vàng mắt, đau vùng gan.
- Nhiễm khuẩn não - màng não, trẻ bị sốt cao kèm theo đau đầu nhiều, nôn vọt, có thể bị co giật, liệt nửa người hoặc hôn mê. Với trẻ nhỏ, sốt kèm theo thóp phồng, cổ cứng, trẻ không cử động cổ được, không cúi đầu xuống được, nhạy cảm với ánh sáng, nôn mửa, li bì.
- Nhiễm trùng máu, trẻ có biểu hiện dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao liên tục, không ăn uống được, nôn ra tất cả, li bì, mạch nhanh, thở nhanh, có thể có phát ban da…
Một số nguyên nhân khác
Sốt do ký sinh trùng sốt rét: trẻ thường có tiền sử sống hay đi vào vùng lưu hành sốt rét, sốt rét ở trẻ thường ít có cơn sốt rét điển hình như người lớn như: rét run, sốt cao, đổ mồ hôi, mà, mà trẻ thường sốt kéo dài, liên tục, có hoặc không kèm lạnh run, đôi khi chỉ ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ.
Số do thương hàn: trẻ thường sốt cao liên tục trên 5 ngày, đau bụng, bụng chướng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Sốt do bệnh lao: trẻ thường có dấu hiệu sốt kéo dài, thường sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, biếng ăn, đứng cân hay sụt cân, ho nhiều, ho ra máu và không đáp ứng với kháng sinh thông thường.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]