Táo bón thường xuyên dễ làm trẻ sợ việc đi vệ sinh hàng ngày
Những dấu hiệu của bệnh táo bón ở trẻ?
Bố mẹ thường lầm tưởng việc trẻ không đi tiêu hàng ngày là trẻ đã bị táo bón. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, mẹ nên nghĩ đến táo bón khi trẻ đi ngoài từng viên như phân dê, cứng và có biểu hiện đau.
Những biểu hiện của bé bị táo bón như sau:
– Tần suất đi tiêu: Khoảng cách giữa 2 lần đi tiêu dài (hơn 3 ngày).
– Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to.
– Gặp khó khăn khi đi tiêu, cảm giác đau, khóc thét, rách hậu môn. Bé cần sự trợ giúp từ ngoài mà không thể tự đi.
– Các triệu chứng đi kèm như đau bụng (quấy khóc, ưỡn bụng); chậm cân, chán ăn, nôn, chướng bụngsờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng (thường là bác sĩ mới phát hiện ra).
Bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau để khăc phục tình trạng táo bón
Một số loại thực phẩm gây táo bón ở trẻ em
Bánh kẹo ngọt
Bánh kẹo ngọt bao gồm bánh quy, bánh nướng, các loại kẹo là những món ăn yêu thích không thể thiếu của trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong những thực phẩm này lại chứa một hàm lượng lớn chất bột, đường, chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản mà lại rất ít, thậm chí không có chất xơ. Vì thế, khi trẻ ăn nhiều bánh kẹo ngọt sẽ gây ra hiện tượng táo bón kéo dài, không những thế những thực phẩm này còn là thủ phạm khiến trẻ chán ăn, mắc các bệnh về răng miệng và béo phì.
Các chế phẩm từ sữa
Bao gồm sữa công thức, sữa đặc, kem, bơ, pho mát, phô mai,… có chứa hàm lượng đường, chất béo bão hòa cao mà lại không có hoặc rất ít chất xơ, chính vì vậy dễ gây nên chứng táo bón cho trẻ, đặc biệt đối với những trẻ ít uống nước thì nguy cơ càng cao hơn. Giải pháp lúc này là mẹ cần pha sữa cho trẻ theo đúng tỷ lệ đã hướng dẫn đồng thời cho trẻ uống nhiều nước để trẻ không bị táo bón và hấp thu dễ dàng hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Thịt đỏ
Hầu hết mọi người đều ăn thịt vì cảm thấy ngon miệng và bổ dưỡng với hàm lượng protein có trong thịt. Tuy nhiên, thật buồn là thịt khi đã được nấu chín sẽ có hàm lượng chất đạm rất thấp, thậm chí còn 0%. Ngoài ra, cơ thể chúng ta cần hơn 90 giờ để có thể tiêu hóa được lượng thịt ăn vào. Đối với trẻ em việc ăn quá nhiều thịt cản trở việc hấp thu ở ruột khiến trẻ bị táo bón
Chocolate
Theo Medicine Net, người bị táo bón không nên ăn chocolate, đặc biệt là những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Bác sĩ Kristi King, phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng Mỹ đồng chuyên gia dinh dưỡng ở Bệnh viện Nhi Texas, cho biết hàm lượng lớn chất béo trong chocolate làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm nhu động ruột, do đó thức ăn di chuyển qua ruột cũng chậm hơn.
Ngũ cốc qua quá trình chế biến
Bởi vì ngũ cốc tinh chế thường giàu chất bột, ít chất xơ nên rất dễ gây nên chứng táo bón cho trẻ. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn ngũ cốc đã tinh chế mà hãy thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt để hạn chế tình trạng táo bón thường rất phổ biến ở trẻ nhé.
Thực phẩm chiên và đồ ăn nhanh
Bánh mỳ kẹp thịt và đồ ăn chiên rán luôn nằm trong danh sách những thực phẩm ít chất xơ và giàu chất béo. Do vậy, không có gì là lạ nếu chúng có thể dễ dàng gây táo bón nếu tiêu thụ quá nhiều. Những đồ ăn này cần nhiều thời gian hơn để được tiêu hóa. Ngoài ra, chúng cũng chứa hàm lượng natri khá cao có thể gây giữ nước trong cơ thể và ngăn cản quá trình đào thải nước qua phân. Đây chính là kẻ thù hàng đầu dễ gây nên tình trạng táo bón cho trẻ, thậm chí là táo bón mãn tính nếu bạn cho trẻ ăn thường xuyên trong khi những thực phẩm này lại là món ăn khoái khẩu của hầu hết trẻ nhỏ như bánh chiên, gà chiên, tôm tẩm bột chiên, mực chiên giòn..
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]