Thành phần của khoai lang
Khoai lang rất tốt cho sức khoẻ.
Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm. Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.
Tác dụng chữa đau dạ dày của khoang lang
Sở dĩ dùng khoai lang rất tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày có tác dụng chữa bệnh hiệu quả là nhờ trong thành phần của khoai lang có chứa nhiều loại vitamin (nhiều nhất là vitamin B, C), chất potassium, beta carotene và canxi. Các chất này có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh dạ dày hiệu quả giúp làm dịu nhẹ, giảm đau. Bên cạnh đó, lượng chất xơ dồi dào có công dụng lớn giúp ngừa bệnh táo bón và kiểm soát nồng độ axít trong dạ dày, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Khoai lang chữa táo bón
Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).
Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.
Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.
Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]