Nghiên cứu sớm hơn đã chỉ ra mối liên quan giữa hấp thu nhiều protein và protein động vật đặc biệt là thịt đỏ chế biến sẵn với nguy cơ cao hơn bị tiểu đường týp 2. Tuy nhiên, ảnh hưởng của protein từ các nguồn khác nhau với nguy cơ phát triển tiểu đường vẫn chưa được làm rõ. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân tích chế độ ăn của 2.332 nam giới độ tuổi 42-60 và không bị tiểu đường týp 2 lúc bắt đầu nghiên cứu. Trong thời gian theo dõi 19 năm, 432 nam giới đã được chẩn đoán mắc tiểu đường týp 2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nam giới hấp thu nhiều protein thực vật nhất có nguy cơ mắc tiểu đường týp 2 thấp hơn 35% so với những người hấp thu protein thực vật thấp nhất. Sử dụng mô hình tính toán, các nhà nghiên cứu ước tính rằng thay thế khoảng 5g protein động vật với protein thực vật hàng ngày sẽ làm giảm 18% nguy cơ mắc tiểu đường. Việc sử dụng protein thực vật cũng liên quan với mức đường huyết thấp hơn lúc bắt đầu nghiên cứu, điều này có thể giải thích mối liên kết giữa protein thực vật với giảm nguy cơ bệnh tiểu đường. Trong nghiên cứu này, các sản phẩm ngũ cốc là nguồn protein thực vật chính, các nguồn khác là khoai tây và các loại rau.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra mối liên quan giữa hấp thu nhiều thịt với nguy cơ cao hơn bị tiểu đường týp 2. Mối liên quan mạnh nhất được tìm thấy trong sử dụng thịt nói chung bao gồm thịt đỏ chế biến và chưa chế biến, thịt trắng và các loại thịt khác.
Mối liên quan của protein từ trứng được tìm thấy tương tự với phát hiện trước đây liên quan đến sử dụng trứng: hấp thu cao hơn liên quan tới giảm nguy cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy protein từ thực vật có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường týp 2.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]