Ăn dặm là một trong những giai đoạn cực kỳ quan trong đối với sự phát triển của bé. Dù ở thời điểm 6 tháng, trẻ đã sẵn sàng để ăn một số thức ăn đặc nhưng hệ tiêu hóa vẫn chưa thực sự trưởng thành để “xử lý” hết các loại thưc phẩm. Dưới đây là những loại thực phẩm mà mẹ không nên cho bé ăn dặm để tránh cho bé bị dị ứng hoặc gây ra các vấn đề về dạ dày.
Đường
Để tránh nguy cơ sâu răng, tốt nhất là không nên thêm đường vào thức ăn của bé. Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh quy, nước ép trái cây, bí đỏ và các loại ngũ cốc có đường.
Muối
Thận của trẻ sơ sinh quá non nớt để xử lý muối. Hơn nữa, muối cũng có thể khiến trẻ mất nước trầm trọng. Không bao giờ thêm muối vào thức ăn cho trẻ sơ sinh, tránh cho trẻ ăn thức ăn mặn như xúc xích, giăm bông và thịt xông khói cho đến khi được 12 tháng.
Động vật có vỏ
Các loài động vật có vỏ như tôm, cua, sò, ốc,...nên tránh sử dụng cho đến khi bé được 9 tháng vì đây là nhóm thức ăn dễ gây dị ứng. Với những em bé dưới 1 tuổi, tuyệt đối không cho bé ăn động vật có vỏ sống (như hàu sống) để tránh nguy cơ rối loạn dạ dày.
Sữa bò tươi
Sữa bò tươi không thích hợp làm một thức uống chính trước 12 tháng tuổi vì nó không cung cấp vitamin và chất béo như sữa công thức và sữa mẹ. Bạn có thể sử dụng sữa nguyên chất để nấu kèm đồ ăn cho bé từ 6 tháng, nhưng ở thời gian đầu khi mới ăn dặm, em bé của bạn có thể sẽ thích hương vị của sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn, vì mùi vị của những loại sữa này đã quen thuộc với các bé.
Phô mai
Đừng cho pho mát mềm, chưa tiệt trùng và có màu xanh để nấu đồ ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi vì loại pho mát này có chứa nhiều vi khuẩn không có lợi cho bé.
Bắp cải, tỏi, hành tây
Vị giác của trẻ em nhạy cảm gấp 2-3 lần người lớn. Do đó, đối với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, những loại rau củ quả này quá “nặng mùi”.
Trứng
Để giảm nguy cơ dị ứng, không cho trẻ ăn trứng hoặc thực phẩm có chứa trứng (chẳng hạn như một số nước sốt và bánh ngọt) trước sáu tháng. Trứng nấu chín, chẳng hạn như luộc, có thể cho trẻ ăn từ 6 tháng, nhưng trứng sống hoặc nấu chưa chín như trứng lòng đào thì phải đợi đến khi bé được 12 tháng mới cho ăn để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc đều rất tốt, nhưng một số loại hạt cũng có thể gây dị ứng hoặc khó tiêu cho trẻ như ngô, lạc, đậu,.... Các loại hạt khuyến khích dùng trong giai đoạn ăn dặm của trẻ là gạo, lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và yến mạch.
Paté
Thành phần chính của paté là gan, một loại thực phẩm dễ gây dị ứng và khó tiêu với trẻ. Trẻ dưới 12 tháng không được ăn món này để tránh nguy cơ ngộ độc.
Mật ong
Mật ong không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng vì nó có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh: một dạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm tiềm tàng của ngộ độc thực phẩm.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]