Dưới đây là một số điều cần nhớ khi viết email cảm ơn theo các chuyên gia nhân sự của CareerLink Việt Nam, hãy cùng tham khảo nhé.
Đừng trì hoãn
Bạn có thể là một trong hàng chục ứng viên được phỏng vấn, điều này có nghĩa là bạn có nguy cơ thất bại nếu không chủ động theo dõi sau đó. Đừng ngần ngại gửi email cảm ơn. Sau thời gian khó khăn của cuộc phỏng vấn, bạn sẽ thư giãn hơn và nên ngồi xuống để soạn thảo thông điệp. Tốt nhất, bạn nên gửi lời cảm ơn trong vòng 24 giờ sau cuộc phỏng vấn (hoặc ngày làm việc tiếp theo nếu buổi phỏng vấn diễn ra vào thứ Sáu hoặc trước ngày lễ).
Đừng lạm dụng
Mặc dù không phải là một phần chính thức của quá trình đánh giá, nhưng thư cảm ơn sẽ ảnh hưởng đến cách người phỏng vấn xem trọng bạn. Bạn đang hướng tới một ấn tượng tích cực bằng cách thể hiện lòng biết ơn của mình, nhưng hãy lưu ý rằng nếu email không được chăm chút, bạn sẽ nhận về tác dụng ngược.
Có lẽ rủi ro lớn nhất là phóng đại cảm xúc của bạn. Thể hiện lòng biết ơn quá mức sẽ trông thật tồi tệ, giống như bạn đang cố gắng thu hút sự ưu ái.
Giữ giọng điệu nhẹ nhàng và nhịp nhàng, tránh cường điệu như Cảm ơn anh/chị rất nhiều, Đây là cơ hội tuyệt vời nhất… và duy trì tính chuyên nghiệp xuyên suốt. Những lời nói ngọt ngào nghe có vẻ rất hay nhưng tốt nhất nên giữ nó cho những người thân yêu của bạn.
Tùy chỉnh từng email cảm ơn
Nếu việc tạo ấn tượng lâu dài là mục tiêu cuối cùng của email cảm ơn sau phỏng vấn thì việc gửi một email chung chung không phải là điều nên làm.
Tuân theo một hình thức là tốt, nhưng hãy đảm bảo rằng thông tin được tùy chỉnh theo từng người nhận. Điều đó có nghĩa là thêm vào tên của nhà tuyển dụng và bao gồm các thông tin mà bạn đã có được từ cuộc trò chuyện. Có lẽ nhà tuyển dụng đã đề cập rằng họ sẽ tham dự một sự kiện hay hội nghị nào đó, hãy đưa chúng vào email cảm ơn để thể hiện sự nhiệt tình và quan tâm của bạn.
Và nếu bạn có nhiều hơn một người phỏng vấn, hãy nhớ gửi cho từng người một email cảm ơn riêng.
Nhắc lại lí do bạn phù hợp với vị trí
Email cảm ơn sau phỏng vấn không phải là phần mở rộng của CV xin việc, tuy nhiên nó vẫn là cơ hội cuối cùng để bạn “tự quảng cáo”.
Hãy dùng một hoặc hai câu để nhắc lại lý do tại sao bạn tin rằng mình phù hợp với công việc, kinh nghiệm của bạn trong cuộc phỏng vấn đã xác nhận điều đó như thế nào.
Hãy ghi nhớ văn hóa công ty
Dù bạn đang ứng tuyển vào lĩnh vực nào, một email cảm ơn sau phỏng vấn nên được soạn thảo cùng với văn hóa công ty. Với một công ty khởi nghiệp và năng động, bạn có thể sử dụng giọng điệu vui tươi trong khi một công ty luật sẽ thích tiếp nhận một email được viết một cách chỉn chu và trang trọng hơn.
Ngắn gọn và tránh mắc lỗi
Email cảm ơn chỉ là một phần bổ sung cho việc ứng tuyển, vậy nên hãy giữ cho nó ngắn gọn. Một câu bày tỏ lòng biết ơn của bạn, thêm một hai câu nữa về khả năng và sự nhiệt tình của bạn là đủ.
Hãy đảm bảo bạn đã xem xét kỹ lỗi chính tả trước khi gửi vì bất cứ lỗi nào, dù là nhỏ, cũng sẽ phản ảnh tiêu cực về bạn. Như đã nói, nó có thể không phải là một phần của quy trình ứng tuyển chính thức nhưng nó vẫn sẽ ảnh hưởn đến ấn tượng của nhà tuyển dụng về bạn.
Cư xử tốt chỉ mang lại lợi ích mà không gây tốn kém gì. Trong quá trình ứng tuyển, ứng xử không tốt có thể khiến một ứng viên sáng giá mất đi vị trí mà họ đã cố gắng rất nhiều để có được. Một email cảm ơn sau phỏng vấn không làm bạn mất quá nhiều thời gian nhưng mang lại hiệu quả rất lớn. Vì vậy, hãy dành thời gian thể hiện sự đánh giá cao của bạn và gặt hái những phần thưởng từ lòng biết ơn.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]