Đau bụng dưới do chửa ngoài dạ con
Chửa ngoài dạ con nếu không được phát hiện kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Sau khi ngừng kinh khoảng 6 – 12 tuần, nếu chị em cảm thấy một bên của bụng dưới đau như bị xé hoặc đau từng cơn, cơn đau kéo dài hoặc lên cơn nhiều lần, thường có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, âm đạo chảy máu bất thường… thì phải đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chuyên khoa khám và có biện pháp chữa trị.
Đau bụng do sảy thai
Hiện tượng này thường xảy ra trong vòng 7 tháng đầu. Nếu chị em thấy xuất hiện một số biểu hiện như đau bụng, đau lưng, âm đạo ra nhiều máu… Tiếp theo đó là máu ở âm đạo ra ngày càng nhiều, hoặc trong tử cung có máu hoặc máu cục, gây đau bụng dữ dội… thì nguy cơ bị xảy thai là rất cao.
Đau bụng do sinh non
Chị em có thể sẽ sinh non nếu có những cơn co trong khoảng từ tuần thứ 20 – 36 của thai kỳ. Hãy đến bệnh viện ngay nếu chị em có những biểu hiện như:
Các cơn co thắt diễn ra đều đặn, mỗi 5 – 10 phút/lần, kéo dài 30 giây.
Âm đạo chảy máu, vỡ ối sớm, đau lưng, chuột rút v.v…
Cảm thấy áp lực ở vùng xương chậu.
Đau bụng do nhau thai bị gãy
Đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất cho cả mẹ và thai nhi, nhất trong thời điểm trước khi bé chuẩn bị chào đời.
Hãy gọi ngay cho bác sĩ, nếu chị em có các biểu hiện như:
Hiện tượng này xảy ra bất ngờ và chị em có thể bị ra máu. Khi đi tiểu sẽ có thể bị đau rát và cảm thấy có cơn co thắt liên tục.
Cảm thấy thai nhi hoạt động ít đi.
Trong một số trường hợp đặc biệt, chị em thay vì hiện tượng ra máu đầu tiên, chị em có thể bị bị vỡ nước ối.
Bên cạnh đó, chị em cũng có thể gặp các triệu chứng như tử cung mềm, nhiều cơn co cơ liên tục…
Đau bụng đo nhiễm khuẩn đường tiểu
Nếu chị em thấy mình có những triệu chứng như: nhiễm khuẩn bàng quang, khi đi tiểu cảm thấy đau, rát; đau bụng dưới và bị áp lực ở vùng xương chậu; thường xuyên đi tiểu; nước tiểu có mùi khó chịu, vẩn đục hoặc có thể lẫn với máu… hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị, tránh để ảnh hưởng đến thai nhi.
Đau bụng do yếu tố về sinh lý
Thường phát sinh khi mang thai từ 4 đến 5 tháng, do cổ tử cung căng, dây rốn liền với tử cung bị ép dẫn đến đau bụng.
Chửa trứng
Sau khi mang thai được 2 – 4 tháng, tử cung to khác thường, mức độ to không phù hợp với tháng hết kinh, tử cung mềm và đoạn dưới phồng lên. Người được chẩn đoán là chửa trứng và đã chuyển sang giai đoạn ác tích nhưng vẫn chưa nạo, có thể bỗng dưng thấy đau bụng dữ dội có tính cấp tính.
Tiền sản giật
Đây là hiện tượng rất nguy hiểm, bắt đầu từ tuần 19 trở đi chị em cần cảnh giác cao với hiện tượng này. Tiền sản giật bao gồm các rối loạn như tăng huyết áp và protein niệu kèm theo các rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương như đau đầu, nhìn mờ, cơn co giật, hôn mê.
Nếu chị em thấy mình gặp phải bất kỳ hiện tượng nào như sau, hãy đi khám ngay lập tức:
- Đầu đau kèm theo mờ mắt, hoa mắt hay hiện tượng đom đóm bay trước mắt
- Buồn nôn, mặc dù hiện tượng này có thể là do ốm nghén
- Mặt, bàn tay, cổ chân hay bàn chân bị sưng phù do tích nước
- Tăng cân nhanh đột ngột
Các nguyên nhân khác
Có nhiều nguyên nhân đau bụng, cho dù bạn có mang bầu hay không. Một số nguyên nhân phổ biến là do ngộ độc thực phẩm, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày… Do đó, với những cơn đau bụng thì bà bầu càng không được chủ quan, phải đi khám sớm để có trị liệu hiệu quả.
Phương pháp làm giảm đau
Nghỉ ngơi khi các cơn đau ập đến là cách ứng phó nhanh nhất khi bị chuột rút. Ngoài ra, bạn có thể thử làm theo các bước dưới đây:
- Ngồi xuống một lúc.
- Nếu bạn đau phía bên trái, thử nằm nghiêng sang phải và gác chân lên.
- Tắm nước ấm.
- Dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.
- Thư giãn tinh thần.
Đôi khi, việc quan hệ và đạt cực khoái cũng có thể làm cho bạn bị chuột rút và có một cơn đau lưng nhẹ. Nhưng đừng lo lắng, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy cực khoái kích thích sự chuyển dạ.
Bạn có thể làm giảm khả năng bị chuột rút bằng cách quan hệ nhẹ nhàng và chậm rãi. Massage lưng sau đó cũng có thể giúp bạn làm dịu cơn đau.
Những lưu ý quan trọng khi bị đau bụng trong thai kỳ
– Chị em không được tự ý dùng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
– Trong thai kỳ, do sự thay đổi của hormone nên hệ tiêu hóa kém hơn. Vì vậy, chị em nên cẩn thận ăn uống.
– Mặc dù chuyện quan hệ vợ chồng không gây ảnh hưởng cho chị em nhưng nó làm gia tăng cơn co thắt, gây đau bụng. Chính vì vậy, tốt nhất chị em nên kiêng quan hệ vợ chồng trong giai đoạn đầu thai kỳ.
– Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Theo DanViet
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]