1. Sữa chua
Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men. Nó có khả năng hỗ trợ sức khỏe, tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ.
Theo nghiên cứu, những trẻ em ăn sữa chua có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai, đau cổ họng thấp hơn 19% so với những trẻ không ăn sữa chua hoặc ít ăn. Vì sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi gọi là probiotic. Các sinh vật này sống trong ruột và có khả năng cải thiện tiêu hóa. Không những thế, chúng còn đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể bé chống lại bệnh tật.
Trẻ em từ 6 tháng tuổi có thể ăn sữa chua hàng ngày, với chế độ ăn như sau:
- Trẻ từ 6-10 tháng tuổi: 50g sữa chua/ngày
- Trẻ từ 1-2 tuổi: 80g sữa chua/ngày
- Trẻ trên 2 tuổi: 100g sữa chua /ngày
2. Sữa tươi
Sữa là chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Trẻ em uống sữa thường có sức khỏe tốt hơn, khả năng miễn dịch tốt hơn và nồng độ vitamin D trong máu ổn định hơn so với những trẻ không uống sữa.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu, sữa có thể gây ra rối loạn tiêu hóa cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi, vì vậy bạn nên cho trẻ uống sữa khi trẻ trên 12 tháng tuổi.
3. Rau củ quả
Bổ sung cho bé những loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin A và vitamin C. Hai loại vitamin này đóng vai trò khá quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.
Vitamin A bạn có thể tìm thấy ở các loại rau củ quả có màu cam như đu đủ, cà rốt, bí đỏ... Hãy bổ sung cho bé vitamin A bằng cách nấu những món ăn như chè bí đỏ, bí đỏ xào, cháo thịt cà rốt, canh khoai tây cà rốt...
Vitamin C thì bạn có thể tìm thấy ở các loại hoa quả như chanh, bưởi, cam …
4. Quả óc chó
Quả óc chó rất giàu protein, vitamin E, omega-3, axit hữu cơ và phốt pho, vì vậy đây là hạt rất tốt cho não và có khả năng ngăn ngừa nhiều bệnh ở trẻ nhỏ.
Đồng thời, omega-3 trong quả óc chó có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em.
Bạn chỉ cần thêm một vài quả óc chó trong chế độ ăn của trẻ và bạn sẽ thấy sự khác biệt sau 3 tháng khi cho trẻ ăn loại quả này
5. Tăng cường thực phẩm kẽm
Kẽm giúp khống chế sự sinh sôi và nảy nở của virut. Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta phụ thuộc vào kẽm, nó giúp phòng chống nhiễm bệnh. Vì vậy bổ sung kẽm cũng là một cách để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Để bổ sung kẽm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý cho con ăn đủ số lượng thịt hoặc thực phẩm tương đương thịt. Thường xuyên chọn nguồn thực phẩm chứa kẽm. Ăn nhiều loại thực phẩm tự nhiên giàu kẽm như thịt bò nạc. Tăng cường hấp thụ kẽm cùng với protein chất lượng cao.
Ăn thịt nạc, gia cầm , lòng đỏ trứng gà hoặc cá sẽ giúp cơ thể hấp thụ được nhiều kẽm.
6. Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều calories, beta-carotene, vitamin vừa giúp tăng cường miễn dịch lại có thể chống oxy hóa mạnh mẽ và bảo vệ hệ miễn dịch chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra cũng như chống ung thư.
Không những thế, lượng vitamin C và vitamin E dồi dào trong khoai lang sẽ rất quan trọng để trẻ có một hệ thống thần kinh khỏe mạnh.
7. Cải xoăn
Cải xoăn thuộc họ nhà cải, có màu xanh đậm và là thực phẩm giúp tăng cường tổng thể, giảm bớt tình trạng nghẽn tắc phổi, dạ dày và đặc biệt cho hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.
Cụ thể, cải xoăn rất giàu sắt, canxi, beta-carotene, giàu kali, vitamin C. Và cũng giống như các thành viên khác của gia đình họ cải, cải xoăn chứa hợp chất chống ung thư như sulforaphane và indoles.
Theo Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]