Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn người lớn nhiều lần.
Nguyên nhân gây bệnh
Trẻ bị bệnh đường hô hấp do tiếp xúc với các dịch tiết ra có chứa virus hoặc vi khuẩn từ người bệnh hắt hơi, ho. Trẻ sinh non hoặc suy dinh dưỡng, không được bú sữa mẹ, suy giảm miễn dịch hoặc bệnh mãn tính cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác. Nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn nếu trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm, đông đúc, chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém.
Dấu hiệu bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp
Tùy thuộc vào yếu tố gây bệnh, độ tuổi, thể chất của trẻ mà bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Viêm mũi, họng cấp tính: Bệnh gây ra bởi virus, 1-2 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh, trẻ em bắt đầu có các triệu chứng như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, nghẹt mũi, nôn, tiêu chảy và các triệu chứng tương tự trong 7 ngày.
Viêm xoang cấp: Viêm xoang có triệu chứng tương tự như viêm mũi, họng nhưng có xu hướng nặng hơn trong những tuần sau đó. Trẻ sẽ bị nghẹt mũi và sổ mũi trong thời gian khá dài. Dịch mũi thường chuyển sang màu xanh lá cây, màu trắng hoặc vàng. Khi bị bệnh trẻ thường quấy khóc, có thể kèm thêm đau đầu, đau răng. Ngoài ra, còn có thêm các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt, nghẹt thở…có thể kéo dài hơn 10 ngày.
Viêm thanh khí phế quản cấp: Là bệnh chủ yếu do virus gây ra, bệnh có triệu chứng như sốt, ho, thở rít, suy hô hấp ngày càng rõ. Bệnh thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
Viêm nắp thanh quản cấp tính: Trẻ em ở độ tuổi từ 2 – 6 có xu hướng viêm nắp thanh quản cao hơn đối tượng khác. Trẻ thường có các triệu chứng như sốt cao, nuốt đau, giọng nói thay đổi, mất giọng, ho, khó thở ... Bệnh thường xảy ra nhanh chóng và nặng nề, có thể dẫn đến tử vong do suy hô hấp, nhiễm trùng, nhiễm độc nếu không được điều trị kịp thời.
Trẻ có thể bị sốt cao khi Viêm nắp thanh quản cấp tính
Viêm thanh quản: Độ tuổi mà trẻ có nguy cơ mắc bệnh này có là những trẻ khoảng 6 tháng tuổi - 6 tuổi; tập trung ở trẻ 2 tuổi. Sau một vài ngày bị nhiễm bệnh, trẻ em bắt đầu có triệu chứng của viêm mũi họng thông thường, chẳng hạn như khàn giọng, mất giọng, thở khò khè, nghẹt thở… Trẻ bị bệnh còn có thể bị khó thở, hơi thở mạnh, co rút cơ hô hấp, đổ mồ hôi…có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Chăm sóc và điều trị
Duy trì chế độ sinh hoạt bình thường của trẻ khi bị bệnh, tránh việc quá kiêng kỵ. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Bạn có thể cho con uống thuốc hạ sốt khi trẻ có biểu hiện sốt. Hoặc dùng nước ấm chườm cho trẻ hạ sốt.
Vệ sinh đường hô hấp cho trẻ, lau sạch mũi…
Có thể cho trẻ dùng húng quế, mật ong, thảo dược…để giảm bớt ho.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cho trẻ dùng thuốc.
Đưa trẻ đến bệnh viện nếu các triệu chứng bệnh kéo dài hơn 5-7 ngày. Khi trẻ có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi trầm trọng, khó thở, tiêu chảy, nôn nhiều, mất ăn thì cần đưa ngay trẻ tới các cơ sở y tế.
Cách phòng bệnh
Cho trẻ bú một vài giờ sau khi sinh cho đến khi trẻ 2 tuổi. Sau đó, bắt đầu bổ sung thêm cho trẻ các loại thực phẩm khác.
Hãy cho con bạn tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia
Cha mẹ nên ngừng hút thuốc và giữ cho ngôi nhà thông thoáng và sạch sẽ.
Hạn chế đưa con đến những nơi đông người trong mùa dịch.
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Theo Yeuttretho
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]