Giúp con tăng sức đề kháng
Việc đầu tiên là sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, các mẹ hãy cho con uống 5ml chanh đào ngâm mật ong, đường phèn (ngâm lâu năm càng tốt). Nếu không có chanh đào, các mẹ có thể chanh hoặc quất chưng với mật ong hoặc đường phèn và cho bé uống, cũng với 5ml. Sau đó, mẹ cho bé uống chút nước nóng ấm.
Một ly nước cam nguyên chất pha mật ong vào mỗi sáng cũng là cách tốt để giúp con tăng sức đề kháng.
Mỗi lần ho, sổ mũi sẽ kéo dài có khi nửa tháng.Giúp con giữ gìn tai-mũi-họng
Hãy quan sát răng, mũi, tai con thường xuyên. Nếu bé khỏe, mẹ cũng nên rửa mũi cho con cách ngày để gột rửa hết bụi bẩn trong mũi. Đánh răng thường xuyên vào buổi sáng và tối sẽ giúp miệng, họng con sạch sẽ, tránh mùi hôi vì vi khuẩn lưu trú. Ráy tai bé cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ho, nên mẹ cũng nên thường xuyên làm sạch tai cho con bằng việc ngoáy tai sau khi tắm.
Rửa mũi khi có đờm xanh
Nếu bé đã bị nhiễm bệnh, mẹ càng phải rửa mũi cho con hàng ngày để con mau khỏi. Hãy dùng nước muối ấm, bơm vào mũi con (cho con nằm nghiêng) để rửa sạch chất nhầy. Mỗi ngày nên rửa mũi cho con 3-5 lần. Mỗi lần nên rửa 2-3 lượt đến khi nước mũi trong.Mẹ có thể dùng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng để vệ sinh cho bé sẽ hiệu quả hơn. Với bé lớn, sau khi bơm nước muối, mẹ hướng dẫn bé xì mũi cho sạch. Với bé nhỏ tuổi, sau khi bơm nước muối vào mũi bé, mẹ cần phải hút mũi thật nhanh tránh nước mũi chảy xuống họng gây ho.
Xông mũi bằng cảm xuyên hương cũng là phương pháp cực kỳ hiệu quả khi bé bị nghẹt mũi.
Dụng cụ rửa mũi dành cho bé trên 1 tuổi, biết xì mũi: mẹ chỉ cần đổ đầy nước muối vào bình, để vòi xịt vào 1 bên mũi bé (bé ngồi), sau đó bóp phần thân bình để nước chảy vào mũi bé. Nước muối sẽ tự động chảy qua lỗ mủi bên kia ra ngoài, kèm theo nước mũi (dù đặc)
Giúp con tan đờm
Nếu bé bị ho, nghĩa là đờm từ mũi đã chảy xuống họng. Mẹ giúp con tan đờm bằng cách cho con uống siro ho theo toacủa bác sĩ. Uống đều đặn theo hướng dẫn có trong hộp thuốc, kèm năng rửa mũi sẽ giúp bé mau tan đờm, giảm ho hiệu quả.
Giúp con giữ ấm cơ thể
Mẹ hạn chế cho con uống nước lạnh, ăn đồ lạnh. Mẹ cũng không nên cho con nằm máy lạnh nhiều hoặc để quạt thốc vào ngay mặt bé. Mẹ giữ ấm cho con bằng khăn quảng cổ cũng là cách hữu hiệu. Mỗi khi tắm cho con, mẹ nên nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp hay dầu tràm. Tắm xong, mẹ xoa cho con chút kem/dầu làm ấm để bé được ấm ngực, lưng, cổ.
Giúp con thở sạch
Ô nhiễm không khí vì khói bụi hoặc khói thuốc, khói than; thời tiết lạnh, thay đổi thất thường, thời tiết chuyển mùa; nhà cửa thiếu vệ sinh; thiếu vitamin A… là những yếu tố nguy cơ gây viêm đường hô hấp ở trẻ ở trẻ em. Mẹ phòng tránh cho con bằng cách: thường xuyên thay ga giường , vỏ gối, vệ sinh nệm nơi bé nằm, lau dọn nhà cửa khỏi bụi bặm, hạn chế các loại khói thuốc lá hoặc khói than (nhất là than tổ ong vốn được sử dụng nhiều để nấu nướng).
Dụng cụ hút mũi thường dùng cho bé dưới 1 tuổi và chưa biết xì mũi
Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý theo dõi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp phòng tránh bệnh hô hấp ở trẻ khi giao mùa.
Ho, sổ mũi là hai bệnh đường hô hấp rất liên quan đến nhau. Bé thường bị sổ mũi trước, sau đó chuyển sang ho khi đờm ở mũi chảy xuống cổ. Bé có thể bị ho kéo dài, có khi 7-10 ngày hoặc hơn, mẹ phải kiên trì phối hợp các phương pháp trên thì con mới mau khỏi bệnh. Trường hợp con bị ho, sổ mũi nặng, bé cần được điều trị bằng kháng sinh để tránh tổn thương đường hô hấp khiến bệnh trở nặng và kéo dài hơn.
Theo DanViet
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]