Nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ mang thai
Thay đổi hormone khi mang bầu
Những thay đổi về hormone progesterone ở bà bầu khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị mềm ra và nó sẽ gây ra những cơn đau nhói vùng lưng. Đây cũng có thể coi là một hiện tượng của ốm nghén. Loại hormone này có tác dụng giúp khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt để dễ dàng năng đỡ em bé trong bụng lớn dần lên.
Tư thế vận động
Đây là một trong những nguyên nhân gây nên chứng đau lưng của người phụ nữ. Có không ít các bà bầu ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.
Vị trí thai nhi
Trong ba tháng cuối của thai kỳ nếu thai nhi không thuận hoặc lưng của em bé ngược lại với lưng mẹ sẽ tạo ra sức ép lên vùng xương lưng, gây đau nhức cho bà bầu. Đối với hiện tượng này, chị em nên đi khám bác sĩ để có phương pháp chữa trị hoặc xoay chuyển thai nhi giúp mẹ bầu dễ chịu hơn.
Mắc bệnh
Cũng có một số trường hợp bà bầu trở nên đau lưng dữ dội trong thai kỳ. Đây không còn là triệu chứng bình thường do mang bầu nữa, mà có thể là triệu chứng của một căn bệnh nào đó hoặc chứng đau thần kinh tọa. Lúc này các chuyên gia của BeautyMom khuyên bạn nên đến gặp bác sỹ để điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong thai kỳ.
Một số biện pháp khắc phục chứng đau lưng ở bà bầu
Luyện tập tư thế đúng
Khi thai nhi dần phát triển, trọng tâm của cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, tư thế thường gặp ở các bà bầu là ưỡn ngực về phía sau để cơ thể không bị chồm về phía trước quá nhiều. Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng, gây ra các cơn đau lưng. Do vậy, cần chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.
Mát-xa
Mát-xa vùng lưng dưới giúp làm dịu các cơ đang bị đau và mỏi. Bạn có thể ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng và nhờ người mát-xa các cơ chạy dọc hai bên cột sống hoặc tập trung vào vùng lưng dưới.
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm, chườm khăn nóng hoặc sử dụng các tia nước ấm của vòi hoa sen xịt vào những vùng bị đau cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau.
Cách giảm chứng đau lưng khi mang thai
Sử dụng đai đeo bụng
Để hỗ trợ việc nâng đỡ cho chiếc bụng to quá khổ của mình, bạn có thể sử dụng đai đeo bụng loại dùng cho những người đang mang thai.
Tư thế ngủ
Cần phải nằm nghiêng, không được nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm bớt cơn đau lưng khá hiệu quả.
Cẩn thận khi ngồi và đứng
Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên.
Tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh và độ bền
Những bài tập trên sàn dành cho vùng xương chậu và vùng bụng dưới sẽ giúp bạn hạn chế được các cơn đau lưng khi mang thai. Để việc luyện tập được an toàn và dễ dàng, bạn cần tham khảo sự tư vấn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Chú ý thư giãn các cơ thật chậm sau khi việc luyện tập kết thúc.
Một số động tác thể dục "đánh bay" chứng đau lưng
1. Trong suốt thời gian mang bầu, động tác duỗi lưng dưới có tác dụng giảm cơn đau lưng
Quỳ gối, chống tay trên sàn nhà, đầu hơi ngẩng. Từ từ hạ đầu xuống, nâng lưng lên. Giữ nguyên trong vài giây; sau đó, hạ lưng, về tư thế ban đầu. Có thể tập đều đặn 10 lần mỗi ngày.
2. Động tác đơn giản với chiếc ghế này sẽ làm chắc, dẻo eo và hông và chân, sẽ đỡ gánh nặng cho lưng
Nhẹ nhàng thở ra, chống tay lên hông và uốn cong cả hai đầu gối, hạ người xuống. Hít vào, trở lại vị trí ban đầu. Lưng thẳng. Làm 8 lần, sau đó, lặp lại ở phía bên kia.
Khi thực hiện động tác này, mẹ bầu không được xoay hông, thực hiện từ từ và dừng lại khi bạn thấy khó chịu ở đầu gối.
3. Ngồi thẳng lưng
Ngồi thẳng lưng: Bạn hãy dành khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày để tập ngồi thẳng lưng. Mỗi lần ngồi, bạn cố gắng duy trì trong vòng 5 giây rồi thả lỏng, sau đó tiếp tục tập lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể đứng thẳng tựa lưng vào tường thay vì tập ngồi thẳng lưng.
Kiểu ngồi này sẽ giúp bạn giảm đáng kể các triệu chứng đau lưng, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.
4. Thư giãn cơ lưng
Nằm ngửa, ép sát mông xuống sàn, nhắm mắt để thư giãn. Duy trì tư thế trong khoảng 5 – 6 phút rồi thả lỏng cơ thể.
Từ tư thế nằm, bạn nhẹ nhàng chuyển sang ép lưng xuống sàn và co chân đặt lên ghế ở góc 90 độ. Giữ trong khoảng 1 – 2 phút.
Theo DanViet
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]