Ngày càng có nhiều trẻ em bị tự kỷ. Ảnh minh họa: Internet
1. Bệnh tự kỷ
Tự kỷ là một bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh biểu hiện rối loạn tâm thần. Những trẻ em bị tự kỷ thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại trong xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng.
Nhìn chung tỉ lệ tự kỷ đã tăng dần lên, khoảng 25/10.000 ở trẻ dưới 5 tuổi. Ở Việt Nam, ước tính có trên 160.000 trẻ mắc bệnh này
Biểu hiện trẻ tự kỷ:
- Sống khép kín, không có khả năng giao tiếp (không nhìn người lạ - tỏ ra thờ ơ với hoàn cảnh xung quanh)
- Dễ bùng nổ (vì sợ, giận, buồn..)
- Ngôn ngữ kém phát triển, chậm, nói không đúng tình huống
- Lặp đi lặp lại trong hành vi và ngôn ngữ
- Hành vi lạ kỳ như đi nhún nhảy, xoay tròn, đưa tay ve vẩy trước mặt.
Nguyên nhân:
- Di truyền: Theo các nghiên cứu y học cho thấy 90% trẻ mắc bệnh tự kỉ là do di truyền, vì thế trong gia đình có người mắc bệnh tự kỉ thì con cháu họ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỉ.
- Trong quá trình mang thai người mẹ mắc bệnh cúm, sởi …
- Đái tháo đường: các nghiên cứu tổng hợp đã chứng minh rằng, những người mẹ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tự kỉ.
- Những bà bầu sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, như thuốc an thần, axit valproic hoặc thuốc điều trị dạ dày, tá tràng, viêm khớp…đều khiến thai nhi dễ mắc bệnh tự kỉ sau khi trào đời.
- Gặp vấn đề về tuyến giáp: Vấn đề về tuyến giáp là do sự thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong tuần 8 – 12 của kỳ thai nghén được công nhận là sản sinh ra những thay đổi trong não thai nhi dẫn tới tự kỷ.
- Có các cuộc nghiên cứu gần đây cho biết, thai phụ bị căng thẳng, mệt mỏi, stress, u buồn … thì trẻ sinh ra dễ bị bệnh tự kỉ.
- Nhiều chứng minh cho thấy trẻ bị thiếu sự quan tâm của cha mẹ, hay bị có cảm giác cô đơn, hoặc hay nghe nhạc vàng buồn u sầu ảo não thì dễ bị mắc bệnh tự kỉ.
2. Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ.
Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn, có tầm vóc thấp bé hơn trẻ bình thường, dễ mắc bệnh, kém linh hoạt, kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng do thiếu các vi chất có liên quan đến sự phát triển của trí não như sắt và iốt...
Ở nước ta có 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, chủ yếu là suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa.
Những nguyên nhân thường gặp:
- Do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai. Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con không cho trẻ được bú sữa mẹ, cho ăn dặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh...
- Trẻ biếng ăn do thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng, chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ, cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).
- Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.
- Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,...
- Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.
3. Dậy thì sớm
Dậy thì được đo bằng những thay đổi bộ ngực và bộ phận sinh dục. Các bé gái luôn phát triển sớm hơn các bé trai. Trung bình tuổi bắt đầu dậy thì là từ 8-12 tuổi đối với các bé gái, và 9-14 tuổi đối với các bé trai. Thời gian của giai đoạn dậy thì cũng khác nhau. Đối với các bé gái trung bình giai đoạn này thường là 3 năm, đối với các bé trai khoảng thời gian này là 4 năm.
Tuy nhiên dậy thì sớm là quá trình các bé có những thay đổi trong cơ thể trước độ tuổi nêu trên.
Biểu hiện của dậy thì sớm
Các bé gái trước 8 tuổi đã bắt đầu xuất hiện lông mu, lông nách, tuyến vú phát triển; chưa đến 10 tuổi đã có kinh nguyệt, cơ thể cao lên, nặng hơn so với các bạn cùng trang lứa. Ở bé trai, bắt đầu trước 10 tuổi thay đổi khuôn mặt, mọc lông nách, lông mu, có xu hướng bị mụn trứng cá, dương vật và tinh hoàn lớn nhanh, sản xuất ra các tinh binh, vỡ giọng, hành vi dễ bị kích động hơn.
Nguyên nhân:
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến độ tuổi dậy thì của trẻ là béo phì,quá nhiều phim ảnh người lớn, chế độ ăn uống, môi trường, mức độ căng thẳng, khí hậu, ánh sáng, phơi nhiễm hóa học… Ngoài ra các yếu tố hóa chất cũng có liên quan đến vấn đề dậy thì sớm ở trẻ. Cloại thức ăn ngày nay có chứa quá nhiều hóa chất độc hại có thể gây rối loạn nội tiết.
4. Béo phì
Bên cạnh vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em, tình trạng trẻ thừa cân béo phì những năm gần đây tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt trong 10 năm (từ 2000 - 2010), tỉ lệ trẻ béo phì tăng 9 lần.
Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi nó nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên. Chứng béo phì ở trẻ em rất nghiêm trọng. Những đứa trẻ béo phì có khuynh hướng lớn lên sẽ trở thành những người béo mập có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái đường, ung thư, ngừng thở khi ngủ và rối loạn về khớp xương….Ngoài ra thì trẻ có thể không tự tin nếu như chúng bị bạn bè trêu đùa hay bị bỏ tẩy chay khỏi các trò chơi tập thể.
Dấu hiệu trẻ béo phì:
- Luôn ăn hết phần và đòi ăn thêm
- Thích ăn những món ngọt, béo
- Không chịu ăn rau
- Thức khuya, ăn tối muộn
- Tăng cân nhiều mỗi tháng và liên tục
Nguyên nhân:
- Tiêu thụ lượng calorie quá mức cần thiết.
- Di truyền trong gia đình
- Rối loạn chuyển hóa hoặc hoc mon
- Thiếu vận động.
- Ăn quá nhiều hoặc hay ăn vặt để thoát khỏi các tình trạng rối loạn về cảm xúc như stress, trầm cảm, lo lắng hoặc quá vui vẻ.
Theo - Yeutretho.com
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]