Ngày 17/3, Đội Cảnh sát môi trường (Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội) phối hợp cùng cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất tàu chở hàng tại ga Giáp Bát (Hà Nội) mang số hiệu SY2, đi từ TP.HCM ra Hà Nội.
Kiểm tra các lô hàng đang được bốc dỡ từ toa số 231814 sang xe tải, lực lượng chức năng phát hiện 2 tấn ruốc (chà bông) được xếp trong các bao tải, không hề có bao bì, tên cơ sở sản xuất. Chủ hàng cũng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của lô hàng trên.
Toàn bộ số ruốc trên bị nghi được làm từ sắn dây, bởi khi mở bao bì để kiểm tra, số ruốc này có màu vàng nhạt và không có mùi vị của ruốc. Hiện, cơ quan chức năng đã thu giữ toàn bộ số hàng để điều tra nguồn gốc.
Trước đó, tháng 1/2016, cơ quan chức năng cũng phát hiện 1 tấn ruốc nghi làm từ sắn dây vận chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội bằng đường tàu hỏa.
Cách phân biệt ruốc sắn dây và ruốc thật Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ruốc làm từ bã sắn dây được làm từ loại chất xơ bỏ đi có thể bị nhiễm khuẩn khi người làm phải dùng tay để nhào, bóp bã sắn dây. Ngoài ra, để bã sắn dây có mùi và hương vị như ruốc thịt thật, người sản xuất phải cho thêm các phụ gia như bột hương thịt lợn, phẩm màu… Chính vì thế, việc thường xuyên sử dụng ruốc từ bã sắn dây có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, cản trở hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, sợi ruốc bã sắn dây thường khá dai nên trẻ dễ thể bị sặc, hóc khi ăn. Được biết, ruốc sắn dây thường có màu nhờ nhờ, nhìn không được vàng như ruốc thịt thật; sợi ruốc sắn dây không có độ bông tơi, thường to, tròn hơn so với ruốc thật. Khi ăn, ruốc sắn dây có vị hơi chát hoặc ngọt lợ của hương liệu và bột ngọt. Khi cho vào nước, các sợi ruốc làm từ bã sắn dây sẽ đổi màu thành màu trắng bợt của bã sắn dây.... |
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]