Một thị trường tiềm năng, nhưng hết sức hỗn độn
Khăn giấy ướt xuất hiện, được sản xuất và phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam từ 12 năm trở lại đây. Tuy nhiên, với môi trường còn ô nhiễm, thời tiết nóng bức, cộng với dân số đông đúc, Việt Nam đã trở nên một thị trường rất tiềm năng của khăn giấy ướt. Vì thế, chưa bao giờ trên thị trường lại nở rộ các nhãn hiệu khăn giấy ướt như bây giờ.
Theo TS – BS Lê Ngọc Diệp (Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM): “ Vì Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn nào quy định về sản xuất, lưu hành, sử dụng khăn giấy ướt, nên rất nhiều tổ chức, cá nhân đều có thể gia công, sản xuất khăn giấy ướt thật dễ dàng…
... nhưng mặt sau của bao bì ghi rõ có "chất bảo quản".
Do lợi nhuận thu được rất dễ từ gia công, sản xuất, phân phối khăn giấy ướt, nên người ta đã bất chấp quy định của luật pháp để làm giả hàng hóa, mặc sức tẩm hóa chất độc hại vào khăn giấy ướt, rồi tung ra bán ngoài thị trường. Đây là ẩn họa khôn lường cho sức khỏe người tiêu dùng”.
Thông tin từ Hội thảo của Vinastas cũng cho biết: Thời gian qua, nhiều cơ sở nhỏ lẻ, hộ gia đình ở các quận, huyện vùng ven TP HCM đã làm giả, làm nhái hàng loạt khăn giấy ướt giả hiệu rồi tung ra bán rộng rãi trên thị trường như : Teen Care, Baby Care, Wondercare (giả sản phẩm của Công ty AVN), Diana, Kaga, Wisper.v.v…
Khăn ướt được Công ty Twins Lotus Việt Nam sản xuất từ nhà vệ sinh...
Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó tổng Thư ký Vinastas, cho rằng: “Ước chừng có đến 50 nhãn hiệu khăn giấy ướt đã và đang bán nhan nhản trên thị trường, mà để phân biệt thật giả đối với người tiêu dùng là cả một thách thức. Bởi hàng thật đạt chuẩn chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà hàng giả, hàng nhái thì có tới hàng chục…
Nhiều bao bì, nhãn hiệu, hình ảnh nhận diện na ná giống hàng thật. Có thể nói, hỗn độn, bát nháo vô cùng”.
... với nguồn nước cấp ngay sát bồn cầu trong nhà vệ sinh.
Từ làm giả trong nhà vệ sinh đến nhân danh cả… Hội Chữ thập đỏ!
Cuối tháng 5/2015 vừa qua, theo chân những người phân phối khăn giấy ướt giả, lực lượng quản lý thị trường và công an TP HCM đã xông vào kiểm tra, lập biên bản Công ty TNHH Twins Lotus ở phường An Lạc, quận Bình Tân. Tại đây, cơ quan chức năng đã phát hiện cả một quy trình sản xuất khăn giấy ướt giả hiệu từ trong nhà … vệ sinh.
Hàng ngàn gói khăn giấy ướt, hàng chục ngàn bao bì khăn giấy ướt với nhãn hiệu Baby Care Twins, Teen Care Twins… đã được công ty này cho ra lò ngay trong nhà vệ sinh, với nguồn nước cấp từ nhà vệ sinh hết sức chật hẹp, mất vệ sinh…
Vô bao bì khăn ướt ngay bên vỉa hè đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TP HCM.
Toàn bộ hàng hóa có dấu hiệu làm giả đã bị cơ quan chức năng tạm giữ để chờ xử lý. Ngoài các mặt hàng giả hiệu trên, còn có không ít sản phẩm khăn giấy ướt nhập nhèm, qua mặt người tiêu dùng để trục lợi. Đơn cử mặt ngoài bao bì khăn ướt Mamamy ghi “không hóa chất bảo quản”, nhưng mặt sau lại ghi rõ có “chất bảo quản”, khác nào đánh lừa người tiêu dùng?
Đặc biệt, Mamamy còn in luôn biểu tượng chữ thập (+) trên nền trắng của Hội chữ thập Đỏ trên bao bì để tha hồ kinh doanh trục lợi; bất chấp các quy định của luật pháp và Hội chữ thập Đỏ quốc tế là cấm sử dụng biểu tượng chữ thập (+) phục vụ cho mục đích trục lợi…
Bên cạnh đó, có nhà sản xuất còn đánh lừa người tiêu dùng bằng hàng loạt chức năng “thổi vống” trên sản phẩm khăn giấy ướt, như: “diệt khuẩn”, “dưỡng da”, “dây chuyền hiện đại nhất thế giới”.v.v…
Lực lượng chức năng tạm giữ hàng chục ngàn gói khăn giấy ướt có dấu hiệu làm giả từ nhà vệ sinh.
Theo luật sư Hồ Nguyên Lễ, Trưởng Văn phòng luật sư Tín Nghĩa (TP HCM): “Tham khảo luật số 11/2008/QH12, biểu tượng chữ thập đỏ trên nền trắng chỉ được sử dụng cho hoạt động chữ thập đỏ, trên phương tiện của Hội chữ thập Đỏ. Bộ Y tế đã ra công văn số 7964/BYT-KCB, ngày 29/10/2009 quy định cụ thể vấn đề này. Vì vậy, sử dụng chữ thập đỏ cho mục đích kinh doanh trục lợi là phi pháp, lừa đảo người tiêu dùng”.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]