Phong tục cưới của bộ tộc Maasai ở Kenya vô cùng đặc biệt. Các cô gái trong bộ tộc sẽ không được tự do yêu đương cũng như quyết định ai là chồng mình mà phải theo sự sắp đặt của cha mẹ.
Họ cũng không được phép ly dị và phải chung sống với người chồng suốt đời kể cả người đó có vũ phu hay đối xử tệ bạc với mình. Cha cô dâu sẽ ngồi ở nhà và nhận lễ vật của nhà trai và quyết định ai sẽ là con rể mình phụ thuộc vào số tài sản họ mang tới.
Vào lễ cưới, cô dâu sẽ được mặc những bộ quần áo rực rỡ cùng bộ trang sức nặng nề. Trước khi chính thức về nhà chồng, cha của cô sẽ nhổ một bãi nước bọt lên ngực cô dâu để tượng trưng cho những điều may mắn nhất.
Một điểm đặc biệt mà ít có bộ tộc nào có được đó là tuy cuộc sống hôn nhân bị sắp đặt như vậy nhưng phụ nữ của Maasai lại được hưởng một “đặc quyền” kỳ lạ khi kết hôn. Đó là họ được phép "cặp bồ" khi có chồng nhưng với điều kiện không được có thai ngoài hôn nhân.
Đeo nhẫn ở ngón chân cô dâu
Có lẽ rằng tập tục này không chỉ kì lạ mà còn rất thú vị. Không gống với hình thức đeo nhẫn vào ngón áp út như thông thường, các cô dâu theo đạo Hindu sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón chân của mình. Chiếc nhẫn này phải được làm bằng bạc và sẽ được đeo ở bên chân trái của cô dâu, ở ngón chân cái. Ở Ấn Độ, những chiếc nhẫn đeo chân này đóng vai trò như những nhẫn cưới ở phương Tây, dù vậy chú rể lại không cần phải đeo chúng.
Nhảy qua cái chổi
Đây là một nghi lễ được tiến hành bởi các nô lệ thuộc miền Nam nước Mỹ. Đôi vợ chồng sẽ cùng nhau nhảy qua một cái chổi. Lý do tập tục này ra đời bởi nô lệ vùng miền Nam vốn bị áp bức bóc lột, không hề có tự do và tài sản, thậm chí bị cấm kết hôn, nên nghi thức này mang ý nghĩa xóa tan quá khứ đau khổ và cầu chúc cho một tương lai hạnh phúc.
Bắt cóc cô dâu
Trong lịch sử, tập tục bắt cóc cô dâu xuất hiện trên khắp thế giới. Hiện nay, phong tục này còn được duy trì ở một số dân tộc như người Di-gan. Nếu bạn đủ can đảm để bắt một cô gái và giữ cô ấy ở bên mình từ hai đến ba ngày, đó sẽ là cô dâu của bạn mãi mãi.
Chỉ cưới người trong bộ lạc
Là một bộ tộc nhỏ của quốc gia Eritrea nên người dân Rashaida vẫn giữ những truyền thống và nghi lễ độc đáo của mình. Theo phong tục truyền thống, người Rashaida chỉ được phép cưới người trong bộ tộc, nếu trót để ý hoặc đi ngược lại với phong tục của bộ tộc, người đó sẽ bị cả bộ tộc lên án. Phong tục này khá giống với văn hóa nông thôn Việt Nam thời xưa, khi có một "luật bất thành văn" rằng chỉ được phép lấy người trong làng.
Trước khi hôn lễ được cử hành, những cô gái luôn phải dùng mạng che mặt có tên gọi là Burga như một cách để giữ phẩm giá trước khi chính thức theo về nhà chồng. Vào ngày cưới, cô dâu Rashaida sẽ mặc bộ trang phục màu đỏ cùng nhiều loại trang sức có giá trị như để chứng minh với bộ tộc về vẻ đẹp cũng như sự giàu có của gia đình mình.
Trong lễ cưới, cô dâu sẽ nhảy điệu nhảy truyền thống của mình như một lời cảm ơn khách mời đã đến tham dự. Sau đó, những cư dân của bộ tộc sẽ cùng nhau nhảy múa, vui đùa và thưởng thức thịt dê...
Cưới động vật để trừ ma quỷ
Một bộ phận người Ấn Độ tin rằng nếu bé gái mọc răng ở lợi trên là dấu hiệu sẽ bị hổ hoặc loài động vật nào đó ăn thịt trong tương lai gần. Bởi thế, cô bé sẽ phải kết hôn với động vật. Tuy nhiên, đám cưới chỉ là nghi thức xua đuổi tà ma, không có nghĩa cô dâu phải sống chung với chú rể thú.
Theo Thoa Nguyễn (TH) - tinmoi.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]