Nhắc đến Tây Bắc, người ta nghĩ ngay đến những con đèo hiểm trở, những dãy núi hùng vĩ, những con vực sâu hun hút, những cánh đồng ruộng bậc thang nằm ở lưng chừng núi đầy thơ mộng. APT Travel sẽ giới thiệu đến du khách một vài cung đường Treking lên Tây Bắc mùa này.1. Mai Châu – Hòa Bình
Mai Châu - Hoà Bình nằm cách Hà Nội trên 90km về phía tây nam theo quốc lộ 6. Sức hấp dẫn du khách của Mai Châu là một vùng đất đa dân tộc, là giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng cư dân. Đây là một địa điểm du lịch khá hấp dẫn đối với những ai không có nhiều thời gian nhưng yêu thích khám phá.
Đèo Thung khe - Mai Châu Đến với Mai Châu, du khách sẽ đi qua con đèo Thung Khe hay còn gọi là đèo Đá Trắng. Con đèo đi qua những vực đá dựng đứng, không quá dài và quá dốc nhưng nổi tiếng nguy hiểm. Thung Khe buổi sớm là bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối. Từ trên đỉnh đèo, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng Mai Châu với những nếp nhà sàn nép mình vào dãy núi. Mùa này là mùa thu hoạch, cả bản làng như chìm trong sắc vàng của lúa chín.
2. Sơn La – Lai Châu
Sơn La – Lai Châu nổi tiếng với những con đèo dốc cao và nguy hiểm. Sơn La và Lai Châu đẹp nhất vào mùa xuân khi hoa đào, hoa mơ bung nở nhưng mùa thu mới là mùa chinh phục những cung đường núi đá. Vượt qua những đèo nối đèo, núi nối núi, du khách sẽ được đặt chân lên đến "cổng trời", nơi chỉ có trời xanh và núi rừng thăm thẳm hoà quyện lấy nhau, vô cùng hùng vĩ.
Đèo Pha Đin 3. Leo đỉnh Fanxifan Fanxifan là đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam, được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương, nằm cách thị trấn Sapa 9km về phía Tây Nam, ở vị trí tiếp giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Hành trình chinh phục đỉnh Fanxifan là một sự thử thách tính kiên trì, bền bỉ cho nhữg du khách yêu thích mạo hiểm.
Hành trình bắt đầu trên những con đường mòn, qua bao nhiêu gốc cây đổ, qua những con suối, những cánh rừng cây mọc cao vút. Đoạn đường đầu tiên là xuống dốc, rồi băng qua suối, rồi lại leo dốc, con đường cứ hun hút. Hòa nhịp vào tiếng gió rít là tiếng chim hót véo von, tiếng lá cây khô xào xạc dưới bước chân. Qua những con dốc, qua những cánh rừng nguyên sinh bên dưới có thảm cây thảo quả, qua rừng gỗ đang tái sinh xen lẫn trúc và cây bụi, lúc là khoảng trống của những dãy núi trọc. Con đường trước mặt cứ trải dài, có đoạn đi qua những bề mặt san bằng, có lúc chênh vênh trên sườn núi đá rắn chắc dẫn đỉnh núi. Chuyến đi là một hành trình khá vất vả, khi du khách sẽ phải ngủ đêm trong lều và tự chuẩn bị bữa ăn.
Đỉnh Fanxifan 4. Chinh phục đèo Mã Phí Lèng – Hà Giang Mã Pí Lèng-con đèo hùng vĩ vào bậc nhất Việt Nam. Những ai chưa đi qua một lần ao ước đặt chân đến, những ai qua rồi thì muốn quay lại để ngắm thỏa thuê sự hùng vĩ của núi non, của mây trời...cái hoang sơ mộc mạc của Cao nguyên đá sao quyến rũ lạ!
Ruộng bậc thang trên đường chinh phục Mã Phí Lèng Mã Pí Lèng ở độ cao gần 2000m, bên dưới chân là dòng Nho Quế uốn lượn mong manh bé xíu như sợi chỉ. Chả thế mà khách du lịch khi qua đây phải thốt lên "Sao không một lần xuôi dòng Nho Quế khám phá Vách đá hùng vỹ này ? Để được nhìn lên đỉnh Mã Pí Lèng vời vợi, hun hút tua tủa đá...trôi trên dòng Nho Quế xanh trong ,vượt qua khe đá thẳng đứng lạnh lẽo dù chỉ 1 lần thôi cũng thỏa lòng".
5. Chinh phục đèo Ô Quy Hồ - Lào Cai
Đèo Ô Quy Hồ (còn gọi là Cổng trời Hoàng Liên) – "Đèo Vua" của chốn Tây Bắc. Đây có lẽ là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, với chiều dài lên tới gần 50 km, dài hơn cả đèo Pha Đin (dài 32 km, nằm ở ranh giới tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (gần 40km, thuộc Yên Bái). Có thể chinh phục "vua" đèo từ hai phía: đi đường Tam Đường (tỉnh Lai Châu) lên hoặc đổ từ Sa Pa (tỉnh Lào Cai) xuống. Dù đi bằng đường nào, ngọn đèo này cũng làm "thót tim" du khách. Con đường uốn lượn, không ít lần du khách phải nép sát vào vách núi để tránh những chiếc xe hơi đổ đèo với tốc độ cao. Những dãy núi cao ngất với đám rễ cây chằng chịt, bên kia là những dãy taluy chênh vênh trên thung lũng sâu thăm thẳm. Mây bao phủ các ngọn núi xung quanh hay dưới thung lũng làm khách cảm giác như đang bồng bềnh giữa biển mây…
Đèo Ô Quy Hồ 6. Chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh – Hà Giang Tây Côn Lĩnh là một đỉnh núi trên dãy núi cùng tên ở phía tây tỉnh Hà Giang, thuộc huyện Hoàng Su Phì, cách thị xã Hà Giang 146 km. Đây là đỉnh cao nhất vùng Đông Bắc và là một trong những đỉnh núi cao nhất của Việt Nam. Tây Côn Lĩnh được coi là dãy núi thiêng của người dân tộc La Chí. Tây Côn Lĩnh là một trong những cung đường nguy hiểm và khó chinh phục nhất miền Bắc. Để đi qua những con đường mòn hiểm trở và xóc tung người, Du khách hãy chuẩn bị thật kĩ những đồ đạc mang theo, bao gồm cả dây thừng, lều bạt, đồ ăn uống, bếp… phòng trường hợp không kịp vượt qua núi trong đêm và phải ngủ lại trong rừng. Hiện mới chỉ có 4 đoàn chinh phục thành công đỉnh Tây Côn Lĩnh.
Đỉnh Tây Côn Lĩnh mờ sương 7. Hành trình đi dọc Sông Hồng Hành trình đi dọc Sông Hồng là cuộc hành trình dọc theo con sông lớn nhất Miền Bắc. Hành trình mem theo những con đường mòn nhỏ nằm ở hai bên bờ sông Hồng. Để có thể đi được chuyến đi này, du khách cần phải có một sức khỏe tốt và người dẫn đường kinh nghiệm nếu không sẽ rất dễ bị lạc.
Lũng Pô - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt Hành trình này khá vất vả nhưng bù lại khi đến Lào Cai " Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt" ,du khách sẽ có một cảm giác rất khó tả như vượt qua được chính bản thân mình vậy.
Theo khampha.vn