1. Biết điểm mạnh của nhân viên
Là sếp, bạn cần phải biết được những điểm mạnh của riêng mình và nuôi dưỡng nó. Đồng thời, bạn cũng cần phải biết điểm mạnh của những thành viên trong đội ngũ.
Việc này không mấy dễ dàng. Bởi thậm chí khi bạn hỏi, nhân viên cũng có thể không biết điểm mạnh của chính họ là gì. Bí quyết ở đây là chú ý quan sát đội ngũ mình lãnh đạo một cách kỹ lưỡng và học cách lắng nghe nhiều hơn nói.
Những dự án nào khiến nhân viên hào hứng hơn hẳn khi nói về chúng? Người nào trông có vẻ chán nản với những phần việc cụ thể nào đó? Mỗi người mang đến cho cả đội ngũ những phẩm chất độc đáo nào?...
Khi đã cảm thấy được thế mạnh của mỗi nhân viên, hãy tận dụng điều đó khi giao nhiệm vụ mới và chọn người chịu trách nhiệm chính sao cho phù hợp nhất. Hãy cố gắng tránh trường hợp giao trọng trách chính về một công việc cụ thể cho người không hề có chút đam mê nó.
2. Đẩy mạnh tương tác
Là CEO một công ty đang phát triển với gần 100 nhân viên, tôi tạo điều kiện cho tất cả nhân viên, từ thực tập sinh đến các nhân viên cấp quản lý, có thể liên hệ trực tiếp với mình bất kỳ lúc nào.
Tôi công khai số điện thoại di động để mọi người gọi điện hoặc nhắn tin khi cần thiết. Tôi công khai cả lịch làm việc để họ có thể liên lạc và lên lịch họp với tôi mỗi khi muốn chia sẻ về ý tưởng của mình.
Việc này dẫn đến rủi ro là nhân viên có thể liên lạc với tôi bất kể ngày đêm. Tuy nhiên trên thực tế, họ tôn trọng thời gian của tôi cũng giống như tôi tôn trọng thời gian của họ vậy. Bạn cần phải biết nhân viên nghĩ gì và cảm thấy như thế nào để lãnh đạo họ hiệu quả hơn và để đối phó với những bất trắc có thể lường trước.
3. Tạo ra các giá trị cốt lõi và sử dụng chúng trong mọi quyết định
Mọi công ty hoặc tổ chức đều nên có những giá trị cốt lõi, nếu không, bạn phải tạo ra chúng.
Tại Kiip, chúng tôi muốn mọi nhân viên đều tham gia vào việc xây dựng nên những giá trị cốt lõi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát trên toàn bộ công ty để biết được những điều mà nhân viên tin tưởng, những điều họ cho là khía cạnh quan trọng nhất của công ty và điều gì khiến họ có cảm hứng khi đi làm mỗi ngày. Chúng tôi sử dụng tất cả những ý kiến phản hồi để tạo nên một tập hợp những giá trị cốt lõi mà mọi người sẽ cùng biểu quyết để thông qua.
Những giá trị cốt lõi này nên là “kim chỉ nam” cho mọi quyết định hằng ngày của nhà lãnh đạo cũng như mọi quyết định của nhân viên khi không có sự “nhúng tay” của lãnh đạo. Đây là căn cứ tốt nhất để thiết lập các mục tiêu, các phần việc cần ưu tiên trong quá trình hoạt động, ra quyết định tuyển dụng và định hướng cho sự phát triển của công ty.
4. Tạo điều kiện cho nhân viên tiến bộ và thành công
Hãy chắc chắn rằng nhân viên có đầy đủ những thứ họ cần để thành công. Hãy thúc đẩy sự tiến bộ ở nhân viên và giúp họ thiết lập mục tiêu và các phần việc cần ưu tiên. Trao cho họ những công cụ cần thiết, sau đó để họ được tự do làm việc.
Quản lý vi mô thường không có tác động tích cực đến sự tăng trưởng. Là lãnh đạo, bạn không thể nào giám sát hiệu quả tất cả mọi thứ, dù có cố gắng đến đâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhân viên càng được tự do thì càng làm việc tốt hơn. Đó chính là lý do tại sao chính sách đề ra những giờ làm việc linh hoạt và cho phép làm việc từ xa lại giúp tăng năng suất. Điều quan trọng không phải là mọi người làm việc trong bao lâu, mà là chất lượng công việc của họ đạt đến đâu.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]