Năm 2002, Philips nhận thấy tiềm năng lớn với dịch vụ Web hosting - dịch vụ cho thuê máy chủ Internet để đặt website lên mạng. Năm 17 tuổi, Phillips thiết kế thành công dot5hosting và chỉ sau 2 năm anh kiếm được hơn 1 triệu USD. Trong nhiều năm qua, cùng với Internet, việc kinh doanh của Phillips không ngừng phát triển, bao gồm nhiều loại hình dịch vụ mà các doanh nghiệp rất cần để khách hàng trên toàn thế giới biết đến họ qua mạng.
Khi mới 14 tuổi, với vốn khởi nghiệp 500 USD có được bằng việc cắt cỏ thuê và bán bài Pokemon, Sean Belnick đầu tư vào kinh doanh trên trang bizchair.com. Belnick trước đó đã dành nhiều thời gian để ghi chép lại bí quyết kinh doanh của người cha dượng tại công ty nội thất văn phòng. Khi Internet trở thành một thứ không thể thiếu với mọi nhà, mọi doanh nghiệp, Belnick nhận thấy người ta có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền nếu bán hàng online. Bằng việc thực thi ý tưởng đó, đến năm 16 tuổi Belnick, đã trở thành triệu phú. Hiện nay bizchair đã phát triển hơn 70 cơ sở tại Georgia.
Khi mới 14 tuổi, Hildreth thành lập Dubit Limited, một trang mạng xã hội dành cho giới tuổi teen, và trở thành trang mạng xã hội lớn mạnh nhất dành cho teen ở vương quốc Anh. Không ngừng thay đổi, Dubit Limeted hiện còn tư vấn cho các công ty về cách tiếp thị sản phẩm của họ cho giới trẻ. Sau Dubit Limeted, Hildreth quyết định tập trung phát triển Crisp Thinking, một công ty cống hiến hết mình phát triển công nghệ giúp bảo vệ trẻ em khi lên mạng. Hildreth đã từng lọt danh sách 20 thiếu niên giàu nhất tại Anh.
Ở Robert Nay có một chút gì đó phi thường và diệu kỳ. Năm 14 tuổi, Nay chẳng hề có chút kinh nghiệm nào về mật mã, nhưng sau đó cậu lại trở thành người viết mật mã nhờ những ngày tháng tự mày mò nghiên cứu trong thư viện. Chỉ trong một tháng, Nay viết được những 4.000 dòng mã cho game của chính mình có tên Bubble Ball. Khi hoàn thành, Nay đưa ứng dụng này miễn phí lên kho ứng dụng của Apple. Trong 2 tuần, số lượt download game đạt trên 1 triệu. Bubble Ball được dự đoán là sẽ hạ bệ game kinh điển Angry Bird để trở thành game có số lượt tải về nhiều nhất trên kho ứng dụng của Apple. Như vậy cứ sau mỗi 2 tuần, Robert sẽ kiếm được khoảng 2 triệu USD.
Ở tuổi 30, Jon Koon kiếm được bộn tiền, nhưng đáng chú ý là anh có thu nhập hàng triệu USD ngay từ những năm niên thiếu. Khi còn rất trẻ, Koon đã thành lập Extreme Performance Motorsports, một cửa hàng phụ tùng ô tô, dần dần phát triển thành thương hiệu nổi tiếng sau khi được chương trình MTV Pimp My Ride quyết định ký hợp đồng độc quyền. Khi vào đại học, Koon mở rộng việc làm ăn ra nước ngoài, phân phối sản phẩm của mình đến hơn 20 nước trên toàn thế giới.
Cuối cùng, Koon lấn sân sang kinh doanh hàng may mặc, lập nên thương hiệu mang tên 8732 Apparel hợp tác với ca sĩ hip hop người Mỹ Young Jeezy.
Dường như Cameron có máu kinh doanh bẩm sinh. Khi mới 5 tuổi, cậu đã gõ cửa từng nhà để bán rau củ quả. Lên 9 tuổi cậu bé mở công ty thiệp chúc mừng của chính mình mang tên Cheers & Tears. 3 năm sau, Cameron bắt đầu buôn bán búp bê Beanie Babies khi sản phẩm này đang rất được trẻ em ưa chuộng.
Khi thương vụ kinh doanh búp bê Beanie Babies có xu hướng giảm sút, Cameron dùng 50.000 USD kiếm được trước đó để thành lập My EZ Mail, dịch vụ chuyển tiếp E-mail riêng tư. Vài năm sau, Cameron thành lập một công ty quảng cáo qua Internet. Đến năm 15 tuổi, thu nhập hàng tháng của cậu bé này đã đạt 400.000 USD.
Khi mới 14 tuổi, Ashley Qualls đã mày mò tự học HTML và quyết định trình làng một trang web có tên Whateverlife.com để giới thiệu những tác phẩm thiết kế của cô cho các khách hàng có chung sở thích. Khi đó, Ashley cũng không kiếm được nhiều tiền. Một năm sau, Ashley quyết định giới thiệu sản phẩm với bạn bè trong lớp, những người muốn thay đổi giao diện MySpace cho đậm chất cá nhân. Khi việc kinh doanh dần đi lên nhờ những quảng cáo theo kiểu truyền miệng, Ashley tham gia Google Adsense và hưởng một phần doanh thu quảng cáo từ đó. Về sau, cô nàng quyết định làm ăn trực tiếp với những người có nhu cầu quảng cáo sản phẩm trên trang của cô. Whateverlife.com hiện đem lại cho Ashley hàng triệu USD.
Fraser gây dựng công ty SuperJam đáng giá 1,2 triệu USD của mình bằng việc bán công thức làm mứt của bà mình tại các chợ nông sản và các cửa hàng bán đồ ăn ngon. Dần dần Fraser cải tiến công thức và đưa ra cách làm mứt hoàn toàn từ hoa quả của riêng mình. Tiếng tốt lan xa khiến cả xứ Scotland biết đến công thức của Fraser, đem lại cho cậu một hợp đồng béo bở với chuỗi siêu thị Waitrose, cho phép các sản phẩm của cậu được bày bán tại hệ thống gồm 184 cửa hàng của Waitrose. SuperJam thậm chí còn được xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới, nhận danh hiệu: “Thương hiệu biểu tượng của Scotland” do Bảo tàng Dân tộc Scotland trao tặng.
Nick là một lập trình viên không qua trường lớp nào, chỉ tự mình học hỏi qua những video hướng dẫn trên mạng. Năm 12 tuổi, khi có khả năng lập trình thành thạo, Nick liền giới thiệu ứng dụng đầu tay. Kể từ đó, mỗi kỳ nghỉ hè cậu lại cho ra mắt một ứng dụng mới. Năm 15 tuổi, Nick phát triển ứng dụng Trimit có khả năng tóm tắt những bài báo dài một cách cô đọng chỉ trong khoảng 140 đến 1.000 ký tự. Chính ứng dụng này đã khiến cậu bé lọt vào “mắt xanh” của tỷ phú người Hong Kong. Ông đầu tư cho Nick 300.000 USD để làm cho ứng dụng thật hoàn hảo. Sản phẩm thu về là ứng dụng có tên Summly được Yahoo! Trả giá 30 triệu USD cùng với một vị trí xứng đáng trong công ty.
Jordan Maron là một trong số ít những thiếu niên may mắn khi có thể biến sở thích của mình thành nguồn thu nhập hàng triệu USD. Jordan Moron nổi tiếng với thành viên trên cộng đồng mạng YouTube qua nickname Captain Sparklez. Kênh YouTube của Maron ra mắt khi anh mới 18 tuổi. Thậm chí kênh gốc của Jordan với tên ProsDontTalkSh** còn ra đời từ trước đó rất lâu. Ngay từ những năm đầu của ProsDontTalkSh**, Maron đã hợp tác với mạng lưới đa kênh và trang web hỗ trợ media streaming của Machinima.com.
Trước kia Jordan chỉ đăng tải những video liên quan đến game Call of Duty. Khi ấy anh cũng không thực sự “nổi”. Chỉ đến khi kênh CaptainSparklez ra đời, Jordan mau chóng được biết đến bởi đông đảo cộng đồng mạng nhờ những video Minecraft và parody clip, một dạng nhạc “nhại” lại các MV của các ca sỹ nổi tiếng với mục đích đơn thuần là giải trí. Đến nay, Jordan là một trong những kiếm được nhiều tiền nhất qua YouTube, với hàng triệu lượt theo dõi và hàng tỷ lượt xem. Tài sản của anh hiện lên đến 8,2 triệu USD.
Theo Zing.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]