Bánh cuốn
Có lẽ, không có người Hà Nội nào lớn lên mà chưa thưởng thức bánh cuốn - món ăn sáng tạo đòi hỏi sự khéo léo từ bàn tay người chế biến. Bánh cuốn là loại bánh được làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, cuộn với mọc nhĩ giòn sần sật , nấm hương và thịt lợn băm nhỏ. Mỗi xuất ăn thường có từ 5 đến 10 cuộn ăn kèm với nước chấm, rau thơm. Đặc biệt, món ăn sẽ tuyệt hơn khi ăn kèm với chả lụa của Việt Nam.
Bánh gối và bánh rán
Bánh gối và bánh rán là những món ăn nhẹ được yêu thích khi tiết trời sang đông. Bánh gối giống như bánh kẹp Ý hình bán nguyệt – loại bánh làm bằng bột bánh pizza với thịt. Bánh được nhồi với thịt lợn, mọc nhĩ, nấm hương bằm và trứng chim cút. Khác với bánh gối, bánh rán được làm từ bột nếp nhân ngọt hoặc mặn chiên giòn.
Dù khác nhau nhưng cả bánh gối và bánh rán mặn đều ăn kèm với nước chấm đu đủ cà rốt và rau thơm. Món ăn nhẹ này phù hợp cho cả bữa sáng và bữa trưa.
Bánh nậm Huế
Bánh nậm Huế là một trong những món ăn đặc trưng của ẩm thực miền Trung. Nguyên liệu làm món bánh nậm gần giống với món bánh bèo (bột gạo hấp và tôm). Bánh có hình chữ nhật, kích cỡ tương đương chiếc điện thoại thông minh, gói trong lá chuối thơm và cũng ăn kèm với nước chấm.
Bánh bèo
Nếu có dịp đến Huế, bạn chớ bỏ qua cơ hội nếm món bánh bèo làm từ bột gạo. Món ăn gồm những lát bánh gạo xếp chồng lên nhau trong một tô nhỏ, rắc tôm xay nhuyễn bên trên. Để thưởng thức, bạn chỉ cần cho nước chấm vào bát và ăn kèm cùng rau diếp. Đây cũng là nét khác biệt của món bánh bèo so với nhiều món ăn khác ở Việt Nam.
Bánh xèo
Bạn có thể coi món bánh xèo như món bánh kếp mang đậm hương vị của người Việt Nam và hãy đến Huế để thưởng thức. Miếng bánh vừa ăn, có bột bên ngoài, nhân gồm tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Món ăn sẽ đậm đà và đỡ ngán hơn khi bạn ăn kèm với rau diếp.
Bánh khọt
Bánh khọt Việt Nam có những điểm tương đồng với taspa – món ăn nhẹ của Tây Ban Nha. Nếu gói gọn trong một vài từ, bánh khọt là bánh bột gạo, nhân tôm kèm hành tây và thịt băm nhỏ. Món ăn miền Nam này thường được ăn kèm với nước sốt cá ngọt, rau diếp và một số loại rau thơm. Người Việt Nam có cách thưởng thức bánh khọt rất riêng: cuộn bánh với rau thơm, nhúng vào nước chấm rồi thưởng thức.
Bánh tráng nướng
Bánh tráng nướng hay bánh pizza phiên bản Việt là món ăn người miền Nam sáng tạo ra. Tuy nhiên, bánh mang hương vị nhẹ nhàng hơn so với pizza và được làm từ những nguyện liệu đậm chất Việt Nam (bánh tráng, lòng đỏ trứng, hành tây) nướng trên than hoa, dậy mùi khói đặc trưng. Tại một số nhà hàng, bạn sẽ được thưởng thức món bánh tráng nướng kèm xúc xích, hải sản tươi ngon hay thịt hun khói.
Bánh giò
Nếu bạn muốn thưởng thức bữa ăn sáng mang hương vị Việt thì bạn đừng chần chừ, hãy chọn bánh giò. Loại bánh này có hình dạng giống kim tự tháp chóp phẳng, gói bên trong lá chuối, thành hình khi hấp. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, thịt nạc vai và mộc nhĩ băm nhỏ, hành khô và ăn kèm với tương ớt.
Phở cuốn
Nếu bạn đến Hà Nội mà bỏ lỡ món phở cuốn thì thật đáng tiếc. Món ăn được chế biến từ bánh phở cuộn với thịt bò xào đậm đà với hành tây và rau sống. Bạn nên thưởng thức 5 tới 10 cuốn, thậm chí là 20 nếu thích phở cuốn và đừng quên thưởng thức cùng món nước chấm đậm hương vị Việt Nam.
Bột chiên
Có dịp tới Sài Gòn, bạn đừng bỏ qua món bột chiên mềm bên trong mà giòn tan bên ngoài. Miếng bánh mềm vỏ giòn quyện với trứng chiên bao phủ, rắc chút hành lá là món ăn khoái khẩu của giới trẻ Sài Gòn. Khi thử món bánh này, bạn hãy ăn khi còn nóng chấm với nước mắm dấm, nước tương, tỏi ớt. Nhiều người Việt Nam cũng cho thêm cà rốt vào món bánh bột chiên.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]