70% bệnh nhân tăng huyết áp không biết mình đã bị bệnh.
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh cao huyết áp là gì?
Đa số bệnh nhân thường không chú ý hoặc xem thường, chủ quan bởi triệu chứng của bệnh rất chung chung, dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh thông thường khác. Một số dấu hiệu nhận biết có thể kể đến như sau:
Đau đầu: có thể đau vùng đỉnh đầu, 2 bên thái dương, có lúc đau lúc không. Có thể nói, đau đầu là một trong những triệu chứng bệnh nhân hay xem thường nhất, bởi nó có thể do bạn bị căng thẳng, viêm xoang, viêm tai, viêm nướu rang. Có đến 90% các cơn đau đầu là do áp lực cuộc sống, xuất hiện ở người trưởng thành. Dù sao đi chăng nữa, ở những người cao tuổi nên kiểm tra huyết áp khi xuất hiện những cơn đau đầu nhẹ.
Chóng mặt ù tai: Bệnh nhân thỉnh thoảng có chóng mặt, người choáng váng, mất thăng bằng. Có thể kèm theo ù tai hoa mắt. Đối với người cao tuổi, các bác thường nghĩ ù tai là do tuổi già, tuổi càng cao, tai nghe càng kém đi. Nhưng cũng không thể loại trừ nó là một trong những dấu hiệu của bệnh cao huyết áp.
Mất ngủ: Tăng huyết áp làm cho bệnh nhân khó ngủ, ngủ không sâu giấc có thể hay mê sảng, nhiều trường hợp mất ngủ thường xuyên, không ngủ được.
Suy giảm trí nhớ: huyết áp cao làm cản trở lưu thông máu lên nuôi dưỡng cho não bộ vì vậy lâu ngày làm suy giảm trí nhớ biểu hiện là bệnh nhân hay quên.
Dấu hiệu chảy máu mũi: Chảy máu mũi là cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh huyết áp cao ở giai đoạn đầu. Chảy máu mũi do tăng huyết áp. Làm bệnh nhân nhầm tưởng với chảy máu cam khi cơ thể mệt mỏi, vận động mạnh hoặc nóng trong, do đó bệnh nhân dễ bỏ qua triệu chứng này. Tuy vậy, nếu bạn bị đột ngột chảy máu mũi nhiều, khó ngừng thì bạn nên đi khám bác sỹ để được kiểm tra huyết áp và điều trị bệnh.
Vết máu trong mắt: Khi có máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc có thể là dấu hiệu của người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao. Việc xuất hiện vết máu trong mắt ít khi được phát hiện sớm, bởi mắt là vị trí chúng ta thường bỏ qua khi nhìn vào gương, khó có thể phát hiện được những vết máu li ti trong mắt bởi hay nhầm với tia máu trong mắt. Thường thì, khi bệnh nhân có vấn đề về mắt đi khám bác sĩ mới có thể phát hiện ra các tổn thương trong mắt. Vậy nên mọi người, đặc biệt là những người cao tuổi, nên tạo thói quen quan sát chi tiết bản thân hằng ngày, để nhận ra những thay đổi trên cơ thể dù là nhỏ nhất để có những biện pháp phòng ngừa và chữa trị thích hợp.
Buồn nôn và nôn: Đây là một dấu hiệu khác của bệnh cao huyết áp là buồn nôn và nôn. Tuy vậy, triệu chứng này còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác ví dụ như do căng thẳng, thiếu máu tuần hoàn não... Nếu như xuất hiện triệu chứng này, chúng ta cũng không thể bỏ qua.
Tùy vào mỗi người bệnh mà có những dấu hiệu cao huyết áp khác nhau và rất nhiều người không hề biết mình đang bị cao huyết áp. Vậy nên, mọi người nên đi khám hoặc đo huyết áp định kỳ cho dù không có bất kỳ dấu hiệu cao huyết áp rõ ràng nào, đặc biệt ở những người cao tuổi. Việc phát hiện kịp thời bênh huyết áp cao sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình điều trị.
Cách tốt nhất để biết chính xác mình có bị cao huyết áp hay không, hãy tạo thói quen đo huyết áp thường xuyên, nhất là ở những người cao tuổi. Việc theo dõi kiểm tra sức khỏe thường xuyên ở người già sẽ giúp bạn sống lâu, sống khỏe, sống vui vẻ cùng với gia đình con cháu.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]