Cao huyết áp - kẻ giết người thầm lặng
Thuật ngữ “Cao huyết áp” không còn xa lạ đối với mọi người. Nó được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng, bởi sự xuất hiện ban đầu với những triệu chứng lặng lẽ khiến cho người bệnh không phát hiện kịp thời. Hơn thế nữa, mối nguy hại này càng lớn hơn đối với người cao tuổi. Thông thường, bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi chỉ được phát hiện khi bệnh đã gây ra các tai biến nghiêm trọng và nguy hiểm như di chứng liệt nửa người, hôn mệ do tai biến mạch máo não, suy thận, thiếu máu cơ tim, suy tim…
Thường xuyên kiểm tra huyết áp ở người cao tuổi
Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp
Nguyên nhân cụ thể gây ra cao huyết áp cho tới nay vẫn chưa xác định. Tuy nhiên, ở bệnh nhân cao huyết áp một số yếu tố nguy cơ khiến cho họ dễ mắc bệnh cao huyết áp hơn những người bình thường, cụ thể đó là:
- Yếu tố di truyền: Cao huyết áp có tính chất gia đình, nhất là họ hàng gần ( bố mẹ, anh chị em, con cái). Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh cao huyết áp hoặc những bệnh liên quan tới tim mạch, hãy nói với bác sĩ về điều này.
- Thói quen hút thuốc lá: Trong thuốc lá có Nicotine. Nồng độ Nicotine trong máu tăng gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm tim phải làm việc nhiều hơn hoặc cũng có thể gây ra những rối loạn nhịp tim. Các nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ ảnh hưởng đến tim mạch cũng tăng theo mức độ hút thuốc, tức là càng hút nhiều và hút lâu, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. Thêm vào đó, khi hút thuốc, ngay lập tức làm tăng nồng độ chất cathecholamine trong máu (đây là chất nội tiết có vai trò kích thích hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể) và tăng chất carbon monoxide CO. Các chất này có thể làm nặng thêm bệnh tim khác.
- Giới tính: Ðàn ông dễ mắc bệnh cao áp huyết hơn phụ nữ. Tuy vậy, phụ nữ sau khi mãn kinh, cũng dễ cao áp huyết hơn lúc còn kinh.
- Tuổi tác: Cao áp huyết dễ xảy ra sau tuổi 35, tuổi càng lớn nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp càng tăng.
- Dòng giống: Chủng tộc người da đen hay cao áp huyết hơn người da trắng và bệnh cao áp huyết ở người da đen cũng nặng hơn.
- Thừa cân hoặc béo phì: Khi cân nặng của bạn vượt quá 30% so với cân nặng bình thường (cân nặng bình thường là cân nặng phù hợp với chiều cao và vóc dáng của bạn) thì nguy cơ cao huyết áp của bạn cũng tăng théo
- Bệnh tiểu đường: Tiểu đường và cao áp huyết như đôi bạn thân, hay đi đôi với nhau vàcùng nhau phá hoại tim, thận mạnh hơn.
- Bênh thận mạn tính: Ở những người mắc bệnh thận mạn tính có thể làm gia tăng yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
- Ăn quá nhiều muối trong chế độ ăn hằng ngày: Thành phần chủ yếu của muối chính là hai nguyên tố Natri và Clo – hai nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể, đảm bảo cho hoạt động bình thường của các tế bào. Khi ăn quá nhiều muối, lượng muối dư thừa sẽ phát tín hiệu “khát” tới bộ não, buộc chúng ta phải uống nhiều nước hơn. Điều này dẫn tới tình trạng cơ thể tích nước, gây tăng huyết áp. Đối với người bình thường không bị tăng huyết áp, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 6-8 g muối một ngày. Đối với những người bị cao huyết áp, chỉ nên dùng 2-3 g muối/ngày và ăn hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối.
Các nghiên cứu thực tế cũng chỉ ra rằng, người dân sống trên các đảo phía Bắc của Nhật Bản ăn nhiều muối (bình quân lượng muối họ ăn trên đầu người lớn nhất thế giới) và có tỷ lệ mắc của bệnh cao huyết áp cao nhất. Ngược lại, những người ăn ít hoặc không cho muối vào thức ăn, thì nguy cơ bị cao huyết áp rất thấp.
- Thức ăn chứa các chất béo: Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh rằng vấn đề không phải là bao nhiêu chất béo được tiêu thụ, mà là loại chất béo nào. Chất béo có nguồn gốc từ thực vật, chẳng hạn như bơ, các loại hạt, dầu ô liu, vv…, cũng như dầu omega có nhiều trong một số loại cá, sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chất béo bão hòa trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật thì không tốt cho sức khỏe.
- Rượu: Các khảo cứu cho thấy rượu uống nhiều và thường xuyên có thể đưa đến cao áp huyết, đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ bị tai biến mạch máu não và bệnh thận bởi dùng rượu mạnh trong một thời gian dài gây giãn cơ tim, phì đai tâm thất và xơ hóa.
- Ðời sống thiếu vận động: Ðời sống thiếu vận động làm cho bạn có thể bị thừa cân, dễ dẫn đến cao áp huyết.
- Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn thường gặp, có thể ngừng thở hoặc thở nông trong khi ngủ. Chứng ngưng thở có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ sẽ bị giảm oxy và tăng khí CO2 trong máu. Điều này làm co mạch, tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh lý mạch máu não. Nguy cơ tử vong, tăng huyết áp gia tăng khi tổng số đợt ngưng thở khi ngủ trong một giờ càng gia tăng. Số lần ngưng thở khi ngủ càng cao thì tỷ lệ bệnh tim mạch càng cao.
Có thể thấy rằng, yếu tố nguy cơ của bênh huyết áp cao không chỉ dừng lại ở một hay hai yếu tố, mà có rất nhiều yếu tố có liên quan đến nhau. Cách hữu hiệu nhất để người già đối phó với bệnh tăng huyết áp là thay đổi lối sống: giảm ăn muối, kiêng rượu, thuốc lá và chất kích thích, vận động phù hợp…
Khi đã được phát hiện, bệnh huyết áp cao cần được chữa trị cẩn thận, kịp thời để giảm thiểu những biến chứng, giúp chúng ta sống lâu hơn và vui hơn. Sự chữa trị tùy vào mức độ của căn bệnh và cũng tùy vào nhiều yếu tố khác.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]