Chọn được một chiếc xe ô tô cũ ưng ý về chất lượng, giá cả, phù hợp với nhu cầu sử dụng không phải dễ. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn an tâm khi đi mua xe, tránh được những rủi ro, thiệt hại về sau, nhất là những người mua xe lần đầu.
Tìm hiểu các sản phẩm khác
Những người mua bốc đồng và chủ quan có thể sẽ bỏ qua các bước mua hàng cơ bản. Trong khi đó những khách hàng trung thành thì loại bỏ ngay những công đoạn không cần thiết này. Trong suy nghĩ của họ, chẳng có gì là sai lầm khi trung thành với một thương hiệu có khả năng đáp ứng tốt những nhu cầu của họ.
Tuy nhiên, từ khi một mẫu xe ra đời cho tới khi bị thay thế, thì một chiếc xe được cho là tốt nhất trên thị trường có thể sẽ không còn nguyên giá trị như vậy nữa do sự cạnh tranh từ các mẫu xe khác trong cùng phân khúc. Cách tốt nhất để loại bỏ sự hối tiếc vì đã bỏ lỡ cơ hội sở hữu một chiếc xe tốt hơn đó là tiến hành nghiên cứu và test xe các mẫu xe của nhiều hãng khác nhau.
Nếu bạn không biết nên nghiên cứu sản phẩm của hãng xe nào, bạn có thể liên hệ người thân, bạn bè, những người đã từng đi và sử dụng sản phẩm của nhiều hãng khác nhau để được tư vấn kỹ càng. Bởi vì họ sẽ cho bạn biết những kinh nghiệm có thực và những lời khuyên bổ ích.
Internet cũng là một nguồn có thể cung cấp nhiều thông tin cho bạn. Bạn có thể truy cập nhiều trang web khác nhau để tìm hiểu. Ví dụ một người có ý định mua xe Toyota Camry có thể ngạc nhiên khi các trang web xếp hạng các mẫu xe nên mua lại không đề cao mẫu xe này, thay vào đó họ có thể khuyên bạn nên mua Kia Optima, Ford Fusion hoặc Mazda3.
Trong phần 1 về những lưu ý khi mua xe ô tô cũ tránh rủi ro, chúng tôi đã chỉ ra cho người mua những kinh nghiệm hữu ích để kiểm tra chất lượng, mức độ an toàn của xe cũng như tổng quan về ngoại thất và nội thất của xe. Trong bài này, chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến những lưu ý về từng đặc điểm cụ thể của xe, giúp người mua an tâm hơn khi chọn mua một chiếc xe ô tô cũ hợp túi tiền mà lại an toàn.
1. Kiểm tra kính chắn gió
Kiểm tra kính chắn gió phía trước và phía sau của xe ô tô cũ để xác minh xem xe có từng bị va chạm mạnh hay không. Ảnh minh họa
Xem xét tất cả các cửa sổ và kính chắn gió phía trước và phía sau xe để nhận định về khả năng đã xảy ra va chạm mạnh hay không. Lưu ý ở bất kỳ các dấu hiệu có vết mài, nứt hoặc độ lỏng lẻo khi tác động lực nhẹ vào. Các yếu tố này có thể chỉ ra rằng chiếc xe đã từng bị va chạm và sửa chữa hoặc lâu không được bảo dưỡng kỹ càng.
2. Kiểm tra lốp xe
Kiểm tra độ bền lốp, áp suất lốp làm yếu tố thương thảo giá khi mua xe ô tô cũ. Ảnh minh họa
Lốp của chiếc xe bạn định mua có thể bị nứt cục bộ trên cao su mặt lốp; bị vỡ, bị nổ hoàn toàn; quá mòn trên gai (gờ) lốp xe ô tô, tại giữa mặt lốp, trên mặt gờ lốp, mép trên gân khối cao su, trên một mặt của gai lốp, mép trên gờ mảng cao su hay thậm chí là mòn cục bộ trên mặt lốp.
Những dấu hiệu trên có thể là do người chủ xe trước đó lái xe bất cẩn và gây ra tai nạn. Vì thế, không chỉ lốp xe mà có thể nhiều bộ phận khác của xe cũng bị hỏng hóc nặng. Do đó, người mua nên xem xét thật cẩn thận.
3. Kiểm tra tay lái
Để kiểm tra một chiếc xe đã qua sử dụng việc lái thử là rất cần thiết, mỗi chiếc bạn cần lái thử ít nhất 2 lần, nên lái xe thử trên đường yên tĩnh để có thể nghe tiếng máy có êm không.
Sau khi bạn quyết định được chiếc xe này tốt thì hãy lái nó ở phạm vi rộng hơn, ít nhất là nửa tiếng lái thử. Nếu có thể bạn hãy lái xe thử ở các loại đường khác nhau để xem xét góc độ xử lý tình huống của xe.
Điều cuối cùng bạn phải nhớ, bảo đảm rằng khi bạn bước vào xe sẽ có cảm giác thoải mái và phù hợp với nhu cầu bạn đang cần.
Kiếm tra tay lái cũng như phanh xe khi mua xe ô tô cũ để tránh trường hợp xảy ra bất trắc. Ảnh minh họa
4. Kiểm tra phanh xe
Phanh luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu, bởi nó liên quan đến vấn đề an toàn của các chủ xe khi tham gia giao thông.
Vì thế, cần phải thực hiện thử phanh ở nhiều mặt đường khác nhau để đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống thủy lực, má phanh, đĩa phanh đều hoạt động tốt và đạt tiêu chuẩn.
Nếu đạp chân trên bàn đạp thắng không thấy chắc hoặc đạp thắng thấy rung xe hoặc rung tay lái hoặc khi phanh xe mà nghe thấy tiếng rít ken két, hoặc âm thanh kim loại chà vào nhau thì nguyên nhân có thể là thiếu dầu thắng, hoặc dầu bị rò rỉ; đĩa phanh đã quá mòn cần phải tráng mặt lại hoặc biết lớp bố thắng đã mòn.
5. Kiểm tra ống xả
Kiểm tra ống xả của xe để tránh trường hợp gặp phải những rắc rối đáng tiếc khi mua xe ô tô cũ. Ảnh minh họa
Thực hiện ga mạnh xe để kiểm tra lượng khói thoát ra từ ống xả và màu của khói có màu lạ không, nếu khói có màu lạ chứng tỏ xe đang thiếu dầu hay lâu chưa thay dầu hoặc ống xả, động cơ gặp trở ngại trong quá trình đốt cháy hay xả khí thải. Ngoài ra cần phải kiểm tra xem ống xả có quá cũ , có gỉ sét hoặc có dấu hiệu thủng hay không.
6. Kiểm tra côn (ly hợp)
Cách nhận biết côn bị mòn với số sàn: nhả hết phanh, vào số 2, nhấn ga và thả côn từ từ. Nếu đạp mạnh ga mà xe không di chuyển thì cần thay. Cách thứ hai là tắt máy, đạp côn, nếu nghe tiếng ồn tức là côn đã mòn.
Người mua nên kiểm tra côn và hộp số của xe ô tô cũ để tránh trường hợp tốn kém sau này khi mang đi bảo dưỡng xe. Ảnh minh họa
7. Kiểm tra hộp số
Hộp số cũng phải được kiểm tra thật kỹ lưỡng ở nhiều tốc độ khác nhau, đặc biệt với số sàn, kiểm tra xem có tiếng động lạ phát ra mỗi lần vào số, chân ga có bắt đều với ly hợp không, sức kéo của xe kém đều là những dấu hiện chứng tỏ hệ thống truyền động của xe cần được kiểm tra lại. Cần phải xem xét những trường hợp này trước khi mua.
Để tránh mua phải những xe kém chất lượng vừa mất thời gian lại mất chi phí đi sửa chữa và bảo dưỡng xe, nên đi cùng những người có kinh nghiệm hoặc nhờ thợ có chuyên môn về xe nếu bạn có ý định sở hữu một chiếc xe ô tô cũ.
Sau khi kiểm tra đầy đủ các bộ phận của xe, nếu cảm thấy ưng ý, bạn có thể ký kết hợp đồng mua bán xe với chủ cũ của xe và sở hữu chiếc xe cũ, rẻ nhưng chất lượng của mình.
8. Tay lái
Để kiểm tra một chiếc xe ô tô đã qua sử dụng việc lái thử là rất cần thiết, mỗi chiếc bạn cần lái thử ít nhất 2 lần, nên lái xe thử trên đường yên tĩnh để có thể nghe tiếng máy có êm không.
Sau khi bạn quyết định được chiếc xe này tốt thì hãy lái nó ở phạm vi rộng hơn, ít nhất là nửa tiếng lái thử. Nếu có thể bạn hãy lái xe thử ở các loại đường khác nhau để xem xét góc độ xử lý tình huống của xe.
9. Két làm mát, ống dẫn
Két nước làm mát là bộ phận đầu tiên dễ dàng kiểm tra bên dưới nắp ca-pô. Nếu dung dịch không nhiều, có hiện tưởng dính bẩn thì chứng tỏ chủ cũ đã không quan tâm nhiều tới bộ phận này. Người thợ kỹ thuật cũng sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các lá tản nhiệt để chắc chắn không bị mỏng hay xốp. Đường dẫn nước mát cũng nên soi xét để biết có cần thay hay không.
10. Kiểm tra độ gỉ sét
Bạn phải kiểm tra xe có bị gỉ sét không, kể cả mặt đáy của xe, đặc biệt là hệ thống khói. Ngoài việc phải xem kỹ lớp sơn có bong ra hay không thì kiểm tra đồng hồ hiển thị quãng đường xe đã đi, nếu quãng đường xe đi càng nhiều thì độ hao mòn càng cao. Bạn nên đóng-mở tất cả các cửa sổ và cửa ra vào của xe để xem chúng có trục trặc, sau đó kiểm tra phanh xe có hoạt động tốt không. Kiểm tra tất cả hệ thống điện như nút bấm điện mở cửa sổ và cửa ra vào, cần gạt nước…
11. Lái thử xe ô tô cũ
Để kiểm tra một chiếc xe đã qua sử dụng việc lái thử là rất cần thiết, mỗi chiếc bạn cần lái thử ít nhất 2 lần, nên lái xe thử trên đường yêu tĩnh để có thể nghe tiếng máy có êm không (ảnh). Sau khi bạn quyết định được chiếc xe này tốt thì hãy lái nó ở phạm vi rộng hơn, ít nhất là nửa tiếng lái thử. Nếu có thể bạn hãy lái xe thử ở các loại đường khác nhau để xem xét góc độ xử lý tình huống của xe. Điều cuối cùng bạn phải nhớ, bảo đảm rằng khi bạn bước vào xe sẽ có cảm giác thoải mái và phù hợp với nhu cầu bạn đang cần.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]