Hằng năm, người dân trong xã Đại Bái thường tổ chức lễ “Tết cùng” để tưởng nhớ tới công ơn của quận công Nguyễn Công Hiệp, vị quan yêu dân dưới triều nhà Trịnh, thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Đánh trận thắng lợi trở về (trận Chợ Đồng Xuân), Nguyễn Công Hiệp không kịp đón Tết Nguyên đán. Ông phân phát bổng lộc vua mới ban cho tất cả người dân trong xã Đại Bái và một số người dân ở làng Quảng Bố. Cảm kích và cũng để chúc mừng người anh hùng của quê hương mình, người dân đã tổ chức ăn Tết lại. Tục “Tết cùng” bắt đầu từ đó.
Tục“Tết cùng” chỉ diễn ra trong một ngày. Trong ngày này, người dân trong xã đều dừng hết các hoạt động sản xuất, còn những người đi làm ăn xa đều cố gắng thu xếp công việc để cùng về quê ăn tết với gia đình và dân làng. Họ cũng thường mời bạn bè từ những nơi khác đến để cùng ăn tết. Ngoài những món ăn truyền thống trong Tết nguyên đán như rượu, thịt, bánh chưng xanh, trong “Tết cùng”, tùy từng gia đình lại có thêm những món ăn khác như bánh giậm, thịt chó…
Bánh chưng - món ăn không thể thiếu được trong ngày "Tết cùng".
Vào ngày này, bên cạnh việc ăn uống thì người dân trong xã Đại Bái cũngthường ra ngoài đình, chùa để thắp hương, tưởng nhớ tới người con anh hùng của quê hương, cầu sức khỏe cho gia đình và công việc làm ăn được “thuận buồm xuôi gió”.
Cảnh một gia đình ăn Tết cùng.
Trải qua hàng mấy trăm năm, nhưng trong tiềm thức của mỗi người con Đại Bái không bao giờ quên được những công ơn của Quận công Nguyễn Công Hiệp đối với dân làng. Sau khi ông mất người dân đã phong ông làm Á Thánh (Thánh thứ hai) thờ tại đình, tượng của ông được đặt bên cạnh Thành hoàng làng là LạcLong Quân. Những câu chuyện về ông được truyền từ đời này sang đời khác, quabao thế hệ, hun đúc lên trong lòng mỗi người một niềm tự hào mãnh liệt.
Theo DanViet
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]