Theo đó, những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận lần này thuộc các loại hình: tiếng nói, chữ viết; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; nghề thủ công truyền thống; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian.
Danh sách 19 di sản bao gồm: Chữ Nôm của người Tày – tỉnh Bắc Kạn; Lượn Slương của người Tày - tỉnh Bắc Kạn; Hát Bội Bình Định – tỉnh Bình Định; Nghệ thuật Bài Chòi – tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam; Nghi lễ Then của người Tày – tỉnh Cao Bằng; Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước – Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng; Lễ hội năm mới của người Giáy – tỉnh Hà Giang; Tri thức canh tác hốc đá của cư dân cao nguyên đá Hà Giang – tỉnh Hà Giang; Tết Khu Cù Tê (Tết uống rượu tháng 7) của người La Chí – tỉnh Hà Giang; Kéo co của người Tày– tỉnh Lào Cai; Kéo co của người Giáy – tỉnh Lào Cai; Lễ rước cộ Bà chợ Được – tỉnh Quảng Nam; Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu – tỉnh Quảng Nam; Múa “Tân tung da dá” (vũ điệu dâng trời) của người Cơ Tu – tỉnh Quảng Nam; Nghi lễ dựng Cây Nêu và bộ Gu của người Co – tỉnh Quảng Nam; Nghệ thuật sân khấu Dù Kê (kịch hát) của người Khmer – tỉnh Sóc Trăng; Nghi lễ cấp sắc của người Dao – tỉnh Thái Nguyên; Múa Tắc Xình (điệu múa dân gian trong lễ hội cầu mùa) của người Sán Chay – tỉnh Thái Nguyên; Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer – tỉnh Trà Vinh.
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]